Cách ăn đơn giản 'đẩy' tế bào ung thư ra xa cơ thể, rất dễ làm nhưng ít người áp dụng
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn uống đúng cách có thể phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khoẻ.
- 23-08-2023Siêu mẫu Kate Moss tiết lộ 4 món ăn hàng ngày giúp cô trẻ lâu
- 20-08-20238 món ăn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ mà ít người để ý: Bác sĩ kêu gọi hãy hạn chế
- 16-08-2023Khảo sát bữa ăn của 92.000 người Nhật: Điểm chung của trường thọ là ăn ít 1 món, ăn nhiều 7 món
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ có thể giúp dự phòng bệnh tật. Trong trường hợp đã có bệnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao thể trạng, hạn chế biến chứng của bệnh.
Ung thư là sự bất thường của tế bào. Có rất nhiều yếu tố gây ra ung thư, trong đó có yếu tố ăn uống không đúng cách. Việc ăn những thực phẩm nhiễm hoá chất, chất tồn dư bảo vệ thực vật kéo dài sẽ dẫn tới rối loạn tế bào. Hoặc thường xuyên ăn những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây ra những rối loạn chuyển hoá trong cơ thể gây nên béo phì. Điều này, có thể làm xuất hiện sự bất thường của tế bào và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Theo bác sĩ Hưng, không có thực phẩm nào là tối ưu và hoàn hảo. Do vậy, để phòng ngừa bệnh tật và ung thư thì cần ăn đa dạng thực phẩm, lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm về nuôi trồng, chế biến, bảo quản, số lượng ăn phù hợp.
"Tôi thấy hiện nay mọi người ca ngợi thực phẩm có chứa chất chống oxy hoá loại bỏ được tế bào ung thư. Nhưng ung thư không dễ dàng điều trị vậy", bác sĩ Hưng nói.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng cho hay, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Mọi người nên chọn các thực phẩm chứa ít calo để giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ngoài ra, cần ăn đa dạng loại rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ và cam. Các loại rau củ quả có màu này thường chứa nhiều chất chống oxy hoá.
Mọi người cũng nên tăng cường ăn các loại hạt, đậu để bổ sung chất xơ và đạm thực vật cho cơ thể. Bên cạnh đó cần đảm bảo cân đối lượng đạm thực vật và đạm động vật trong thành phần bữa ăn.
Theo bác sĩ Sơn, mọi người cần phải hạn chế các loại thực phẩm thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội. Các loại đồ uống chứa nhiều đường như: nước ngọt, đồ uống thể thao và đồ uống trái cây vì chúng có thể gây tăng cân. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.
Bác sĩ Sơn cho biết để ngăn ngừa ung thư và bệnh tật, mọi người cần phải có một mô hình ăn uống lành mạnh. Theo đó, người dân nên bổ sung các món ăn với các loại rau và trái cây có màu sắc, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn; nên chọn cá, thịt gia cầm hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn. Đối với các loại thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, mọi người chỉ nên sử dụng khẩu phần nhỏ.
Ngoài ra, mọi người nên nấu các thực phẩm bằng cách hấp thay vì chiên rán hoặc nướng; nên tự chế biến đồ ăn thay vì ăn tại đường phố, ăn hàng. Mọi người nên tăng cường ăn thêm các loại rau xanh và hoa quả tươi thay vì quá tập trung vào thịt. Đa dạng các thực phẩm là cách để bổ sung đẩy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh ăn uống, các chuyên gia lưu ý người dân cần phải tăng cường tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, tránh stress trong công việc và cuộc sống.
Phụ nữ số
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần