MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách đơn giản nhất để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đau cổ

28-08-2016 - 11:01 AM | Sống

Thoái hóa đốt sống cổ, đau cổ là chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Cách bấm huyệt này giúp bạn thoát khỏi bệnh một cách nhẹ nhàng, không tốn tiền thuốc.

Có một cách bấm huyệt đang được dân công sở khắp nơi trên thế giới xem là "bảo bối" chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ . Đây có thể là giải pháp để chúng ta tham khảo hữu ích.

Hội chứng đau cổ thực ra là một căn bệnh tổng hợp các triệu chứng bệnh gồm viêm đốt sống xương cổ, thoái hóa đốt sống cổ , phì đốt sống cổ, thần kinh căn đốt sống cổ, thoát vị vùng xương đốt sống cổ, đau vai gáy…

Đây được xem là bệnh rối loạn biến đổi bệnh lý về thoái hóa.

Theo Giáo sư Dương Lực, Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc và Bác sĩ Lý Chinh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách khoa Đông y, Bệnh viên Nhạc Dương, Thượng Hải (TQ), việc điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ thực tế không quá khó.

Chỉ cần bạn kiên trì và có phương pháp đúng là có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

Việc xoa bóp và bấm huyệt là cách hiệu quả và bền vững nhất trong việc phòng và chữa bệnh. Đây là 3 huyệt vị quan trọng nhất, có tác dụng tốt nhất bạn không nên bỏ qua.

1. Bấm huyệt Bách hội

Huyệt bách hội nằm giữa đỉnh đầu, là tâm điểm giữa 2 tai thẳng lên đỉnh đầu (xem hình minh họa để xác định vị trí).

Vị trí huyệt Bách hội (Ảnh minh họa)

Vị trí huyệt Bách hội (Ảnh minh họa)

Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa, bấm vào huyệt bách hội cho đến khi cảm thấy buồn buồn tê tê, hơi đau nhẹ. Sau đó giữ mức bấm trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút.

Cách bấm này có tác dụng làm giảm đau đầu, chóng mặt , căng thẳng và các triệu chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên.

Không những thế, bấm huyệt bách hội còn giúp cho bạn cải thiện trí nhớ, tỉnh táo và tăng cường năng lực tư duy.

2. Bấm huyệt Phong trì

Huyệt phong trì nằm ở phía sau cổ, tại vùng lõm ở hai bên xương cổ tiếp giáp giữa cổ và chân tóc (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí).

Cách bấm huyệt Phong trì (Ảnh minh họa)

Cách bấm huyệt Phong trì (Ảnh minh họa)

Xòe 2 bàn tay, ôm vào 2 bên đầu, ngón tay cái ốp sát xuống phía sau gáy để bấm đồng thời vào 2 điểm ở huyệt phong trì khoảng từ 30 giây đến 1 phút.

Bấm huyệt này có tác dụng tốt đối với người nằm ngủ sai tư thế dẫn đến các vấn đề về đốt sống cổ. Đồng thời có tác dụng điều chỉnh huyết áp đối với người bị cao huyết áp.

3. Bấm huyệt Kiên tỉnh

Huyệt kiên tỉnh nằm giữa trung tâm của vai, giữa cánh tay và cổ (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí).

Vị trí huyệt Kiên tỉnh ở giữa chấm tròn 2 bên vai (Ảnh minh họa)

Vị trí huyệt Kiên tỉnh ở giữa chấm tròn 2 bên vai (Ảnh minh họa)

Dùng tay phải đặt lên vai trái, ngón trỏ tìm đúng vị trí huyệt kiên tỉnh vừa bấm vừa day, 4 ngón tay còn lại đồng thời xoa bóp vai sao cho tác động mạnh lên toàn bộ cơ vai, kéo dài trong khoảng 2 phút.

Vừa bấm vừa xoa bóp như vậy sẽ có cảm giác chuyển từ đau mỏi sang thư thái, dễ chịu thì dừng lại.

Bấm huyệt này thường xuyên có tác dụng đặc biệt đối những người bị đau nhức cổ, đầu nặng, cứng cổ và những hiện tượng liên quan đến chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Để có tác dụng tốt, người muốn chữa bệnh cần phải kiên trì thực hiện hàng ngày và liên tục, không thực hiện ngắt quãng, lúc nhớ lúc quên.

Người muốn bấm để phòng bệnh thì có thể thực hiện bất kỳ lúc nào khi bạn nhớ ra.

Giáo sư Dương Lực, Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc

Giáo sư Dương Lực, Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc

Bác sĩ Lý Chinh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách khoa Đông y, BV Nhạc Dương, Thượng Hải (TQ)

Bác sĩ Lý Chinh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách khoa Đông y, BV Nhạc Dương, Thượng Hải (TQ)

Những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ

1. Lão hóa theo thời gian

Thoái hóa đốt sống cổ là một hiện tượng xảy ra do tự nhiên, đến một lứa tuổi nhất định thì các bộ phận trên cơ thể đều bị lão hóa, đó là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh.

Thống kê cho thấy, người trên 55 tuổi có tỷ lệ thoái hóa chiếm 85,5%, người trong độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm 25%.

Những người có bệnh bẩm sinh về cột sống hoặc đốt sống cổ như ống thần kinh tủy hẹp thì tỷ lệ thoái hóa đốt sống cổ cao gấp đôi người bình thường.

2. Người mắc bệnh nhiễm trùng mãn tính

Những người bị đau họng, viêm nha chu, sâu răng, viêm tai giữa…là nguyên nhân dẫn đến kích thích sự viêm cổ mô mềm hoặc gây tổn thương mô mềm gây ra bởi hệ thống bạch huyết rộng.

Viêm họng mãn tính là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ, tình trạng viêm của các mô mềm tương tác liên quan đến triệu chứng mệt mỏi mãn tính.

3. Thời tiết thay đổi

Thời tiết nhiều gió với không khí ẩm ướt có khí lạnh cùng các yếu tố môi trường bên ngoài có thể làm giảm khả năng chịu đau của cơ thể, gây co thắt cơ và mạch máu nhỏ, làm chậm dẫn lưu bạch huyết, gây rối loạn tuần hoàn máu mô mềm.

Sau đó tạo ra phản ứng viêm, gây ra chứng thoái hóa đốt sống cổ.

4. Căng thẳng, ít vận động

Khi bạn ngồi lâu trong một tư thế sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh viêm hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Những người làm việc ở văn phòng, công sở, những công việc cố định một chỗ không vận động.

5. Ngủ sai tư thế

Chúng ta thường dùng 1/3 đến 1/4 thời gian của cuộc đời cho giấc ngủ.

Nếu bạn ngủ sai tư thế trong một thời gian dài, không có sự điều chỉnh tư thế của đầu sẽ sinh ra các vấn đề liên quan đến cổ, cơ vùng cổ, dây chằng và khớp mất cân bằng, dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ/Sohanews

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên