Cần đầu tư 10-12 tỷ USD cho 4-5 GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam
Việt Nam có thể phát triển từ 5-10 GW gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
- 21-11-2021Thủ tướng: Vẫn có tư tưởng lơ là chống dịch, phải chủ động kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội
- 21-11-2021Triển khai hóa đơn điện tử: “Mũi tên” trúng nhiều đích
- 20-11-2021Người lao động có phải trích lương tháng 13 để đóng BHXH và thuế TNCN hay không?
Theo phương án tính toán mới nhất của Bộ Công Thương tại dự thảo quy hoạch điện VIII, công suất nguồn đặt điện gió ngoài khơi (offshore) đến năm 2030 là 4 GW.
Với mức công suất này, tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong hệ thống điện khoảng 2,6% vào năm 2030 và tăng lên gấp hơn 4 lần (10,8%) vào năm 2045.
Tính toán mới cập nhật vào tháng 11/2021 của dự thảo quy hoạch điện VIII, cũng đưa ra kịch bản đến năm 2035, công suất nguồn đặt điện gió ngoài khơi là 10 GW, tăng lên 23 GW vào 2040, và đạt 36 GW năm 2045.
Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi sẽ tập trung phân bổ chủ yếu ở miền Bắc, miền Nam.
Trước đó, tại dự thảo quy hoạch điện VIII được Bộ Công Thương đưa ra hồi tháng 3/2021, khái niệm điện gió ngoài khơi được định nghĩa một cách rõ ràng, đó là các dự án điện gió tại khu vực có độ sâu đáy biển từ 20 m trở lên, mục tiêu công suất loại hình năng lượng này khoảng 2-3 GW đến năm 2030, tương đương 1,5-2% tổng nguồn điện.
Ở lần cập nhật mới nhất trong tháng 11 này, công suất nguồn của điện gió ngoài khơi đã tăng 1-2 GW so với phương án tính toán đưa ra vào tháng 3. Trong các kiến nghị đưa ra trước đây, các hiệp hội năng lượng đều đề xuất nhà chức trách nâng công suất nguồn điện gió ngoài khơi, trong dự thảo quy hoạch điện VIII lên khoảng 10 GW vào năm 2030.
Tại cuộc họp góp ý về dự thảo quy hoạch điện VIII ngày 19/11, ông Mathias Hollander, Quản lý cấp cao của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, Việt Nam có thể phát triển từ 5-10 GW gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Nhờ có nguồn điện gió mạnh, các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có thể đạt hệ số công suất lớn hơn 50% - tương đương với hệ số công suất của thủy điện. Theo ông Mathias Hollander, hiện các công nghệ của điện gió ngoài khơi đang được cải tiến với tốc độ nhanh hơn, so với công nghệ áp dụng cho các nguồn năng lượng khác, vượt xa dự báo của Chính phủ các nước.
Ngoài ra, loại hình năng lượng này còn có khả năng chạy phụ tải nền, có tính đoán định cao hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi sạch khác, đồng thời hỗ trợ an ninh năng lượng.
Thực tế, mỗi tuabin điện gió ngoài khơi được xây dựng thì có 15 triệu euro giá trị kinh tế được tạo ra, trong khi công nghệ ngày càng cao sẽ giúp chi phí đầu tư các dự án năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn so với điện than. Chi phí điện quy dẫn điện gió ngoài khơi từ 255 USD một MWh vào năm 2013, đã giảm khoảng 60% vào năm 2020, và dự kiến chỉ còn 1/5 (mức 58 USD một MWh) vào năm 2025.
Theo tính toán của GWEC, 4-5 GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam sẽ cần được đầu tư 10-12 tỷ USD. Tuy nhiên, với lợi thế điện gió ngoài khơi là nguồn tài nguyên vô tận, sau khi xây dựng không cần bỏ chi phí để nhập khẩu nhiên liệu như điện than, khí..., điều này sẽ giúp giảm 650-800 triệu USD tiền nhiên liệu nhập khẩu, cân bằng thương mại.