MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu

28-12-2021 - 23:53 PM | Sống

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống lạc quan vừa phải rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, còn người lạc quan thái quá, thậm chí "nghiện ngập" hạnh phúc sẽ có tuổi thọ ngắn hơn.

"Lạc quan có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần" là điều mà ai trong số chúng ta vẫn đều tin tưởng. Tinh thần lạc quan không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp kéo dài tuổi thọ.

Trong những năm 1960, nhà văn - nhà phê bình nổi tiếng người Mỹ Norman Carsons bị viêm cột sống dính khớp. Các bác sĩ đã thông báo rằng cuộc sống của ông sẽ chấm dứt chỉ sau một vài tháng nữa. 

Tuy nhiên, trong giây phút chán nản vì bệnh tật, Norman đã được một tạp chí hài hước truyền cảm hứng và đã phát triển "liệu pháp gây cười" cho chính mình bằng cách xem sách và phim hài, học cách biểu diễn những trò hề và cuối cùng, Norman Carsons sống thêm nhiều năm nữa và ra đi ở tuổi 75.

Mặc dù y học hiện đại đã phát hiện ra rằng bệnh viêm cột sống dính khớp không thực sự gây tử vong, nhưng quan niệm cho rằng tinh thần lạc quan có thể khiến thể chất và tinh thần của con người khỏe mạnh hơn, thậm chí sống lâu hơn là có căn cứ.

Sự lạc quan có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe? Sự lạc quan có thúc đẩy tuổi thọ hay không? Hãy xem các nhà khoa học lý giải điều này.

Sự lạc quan ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe

Trong lịch sử, Norman Carsons không phải là người duy nhất kéo dài được tuổi thọ khi có lối sống lạc quan, tích cực. Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Hippocrates, người được mệnh danh là "cha đẻ của ngành y học", ông tổ của nền y học phương Tây, đã đưa ra "thuyết 4 thể dịch".

Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ bản: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch - tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước, hay các "tính chất" (lạnh, nóng, ẩm, khô) tương ứng với các bộ phận cơ thể và độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, người trưởng thành, người già).

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu - Ảnh 1.

Theo đó, các thể dịch này đều tương ứng với một nhóm tính cách nhất định. Những người có quá nhiều máu sẽ là người vui vẻ, năng động, lạc quan (sanguine). Những người có nhiều niêm dịch sẽ là những người chậm chạm, uể oải (phlegmatic). Những người có quá nhiều mật vàng rất hay nóng nảy (choleric) và những người có nhiều mật đen sẽ hay u buồn (melancholic).

Với tư cách là "cha đẻ của ngành y", nghiên cứu của Hippocrates đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tương lai, nhưng theo thời gian người ta dần phát hiện ra rằng cái gọi là bốn chất dịch cơ thể này không phù hợp với các nguyên tắc khoa học hiện đại. Mặt khác, Giáo sư Mirka từ Đại học Oulu đã tìm thấy mối liên hệ giữa tính cách và tuổi thọ từ góc độ sức khỏe tim mạch.

Nhóm của Giáo sư Mirka đã tập hợp hơn 1.600 người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 39 và chia những người tham gia thành các loại tính cách A và B. Những người có tính cách Loại A thường thiếu kiên nhẫn và hung hăng, làm việc thiếu logic, dễ gây thù chuốc oán với người khác; Người thuộc tính cách  B thì ngược lại, họ điềm đạm, kiên định và nghiêm túc trong công việc.

Sau 7 năm nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng những người trước đây có tính khí nóng nảy và dễ nổi giận có hệ số tương quan của bệnh tim mạch vành sẽ cao tới 0,15 - cao tương đương với người hút thuốc và nghiện rượu; và So với nhóm đối chứng loại B, khả năng mắc bệnh vôi hóa mạch máu của họ cũng cao hơn gần 15%.

Chúng ta có thể sống lâu nếu chúng ta luôn lạc quan?

Vậy chúng ta có thể sống lâu miễn là chúng ta luôn lạc quan? Câu trả lời là không.

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu - Ảnh 2.

Một nghiên cứu trước đó trên tạp chí khoa học Aging cho thấy những người có tính cách lạc quan, vui vẻ bẩm sinh thường thích tham gia các hoạt động mạo hiểm và dễ sa vào các thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia hơn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế mà tuổi thọ cũng bị rút ngắn lại.

Hiểu một cách đơn giản, lạc quan vừa phải rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, còn những người lạc quan thái quá, thậm chí "nghiện ngập" hạnh phúc sẽ có tuổi thọ ngắn.

Ngoài ra, nhà tâm lý học nổi tiếng Howard S. Friedman tại Đại học California cho rằng ngoài "sự lạc quan" thì một đặc điểm tính cách khác có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ chính là tinh thần trách nhiệm.

Trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng những người có tinh thần trách nhiệm cao có xu hướng già đi chậm hơn và sống lâu hơn so với những người khác vì họ có ít dấu hiệu lão hóa hơn trong máu và có điểm số lão hóa não thấp hơn.

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu - Ảnh 3.

Vào tháng 3 năm 2020, Đại học Tokyo và Dược phẩm Noda đã tiến hành thí nghiệm kín trên một nhóm người già trên 65 tuổi. Bằng cách bổ sung một chất gọi là β-nicotinamide, các dấu hiệu lão hóa của họ cũng giảm đáng kể sau 90 ngày. Các chỉ số về telomere, ty thể và chống axit hóa trở lại mức trẻ trung.

Vào năm 2019, chất này đã được liệt kê là "một trong những 7 chất chống lão hóa hứa hẹn nhất "của tạp chí [Nature]. Công ty công nghệ sinh học Nhật Bản Biagen đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung "Paveiro" lấy đây là cốt lõi.

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu - Ảnh 4.

Giáo sư Sinclair của Đại học New South Wales và bố của ông.

So với việc thay đổi tính cách, việc bổ sung các phân tử làm chậm quá trình lão hóa như vậy có thể đơn giản và đáng tin cậy hơn. Giáo sư Sinclair của Đại học New South Wales là người phát hiện ra phân tử này. Cha của ông là người vui vẻ, lạc quan và ưa mạo hiểm. Ông cụ đã dùng chúng trong nhiều năm và vẫn còn rất sung sức ở tuổi 80.

Trong những năm gần đây, tình trạng già hóa toàn cầu đang ngày càng thúc giục nhiều tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào đường đua chống lão hóa. Ngoài việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cách và tuổi thọ, trong các thí nghiệm, các nhà khoa học Israel cũng đã phát hiện ra rằng trong các thí nghiệm hít thở oxy cao áp có thể loại bỏ các dấu hiệu lão hóa như tế bào lão hóa.

Để kéo dài tuổi thọ và khỏe mạnh hơn, hòm oxy siêu thanh O2 do nhà sản xuất "Weiao" phát triển dựa trên những ưu điểm sản xuất đã dần trở nên phổ biến ở các thành phố như Thượng Hải.

Càng lạc quan thì càng sống thọ? Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Lạc quan thì tốt đấy nhưng lạc quan quá thì khó mà sống lâu - Ảnh 5.

(Theo Aboluowang)

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên