CBRE Việt Nam kỳ vọng giá bất động sản có thể bật tăng trở lại sau đại dịch Covid-19
Chuyên gia nhận định, sau khó khăn sẽ là lúc thị trường đón dòng chảy mới về nguồn cung lẫn nguồn cầu. Thị trường sau quá trình sàng lọc sẽ tinh gọn hơn nhưng chắc chắn là hướng đến chất lượng nhiều hơn.
- 09-04-2020Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Bất động sản ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, cần thiết hỗ trợ cho thị trường
- 09-04-2020Những giải pháp hữu hiệu vực dậy thị trường bất động sản sau khi dịch Covid-19 đi qua
- 09-04-2020Giám đốc thị trường vốn Cushman & Wakefiel: 6 nút thắt cần gỡ bỏ để BĐS phục hồi sau đại dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến cung - cầu trên mọi ngành nghề. Trong đó, BĐS cũng chịu cú sốc mạnh khi hàng loạt dự án tiếp tục bị “đóng băng”, nguồn cung hạn hẹp trong khi đó nhu cầu về nhà ở hiện đang tạm gác lại.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thì trên thực tế đây chỉ là cú sốc ngắn hạn và thị trường chắc chắn sẽ lại đón những tín hiệu tích cực khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo báo cáo thị trường quý 1/2020 từ CBRE, đơn vị này nhận định rằng nếu dịch được kiểm soát trong quý/2020 thì nguồn cung và mức giá sẽ có xu hướng tăng.
Với kịch bản này, giá bán trung bình toàn thị trường được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc trung cấp và bình dân được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1-3% theo năm do tính cạnh tranh cao từ số lượng lớn nguồn cung. Các dự án cao cấp dự kiến có mức tăng giá cao hơn, khoảng 5% theo năm.
Ông Hạnh Trần, một nhà đầu tư lâu năm ở Tp.HCM cho biết, dịch Covid-19 tuy có tác động lớn đến tất cả mọi ngành nghề, mức độ tác động quá lớn trên toàn cầu nhưng xét ở một phương diện nào đó thì đây sẽ tạo ra tiền đề cho BĐS Việt Nam quay trở lại đà tăng trưởng, thậm chí tốt hơn cả trước khi có dịch.
Điển hình như vào giai đoạn 2003: Đại dịch SARS xuất hiện, thị trường BĐS đóng băng từ 2003-2006. Sau đó, thị trường tăng phi mã 2007-2008. Giai đoạn 2010: Đại dịch cúm lợn H1N1 xuất hiện, thị trường đóng băng từ 2011 -2012. Sau đó, thị trường tăng phi mã từ 2013-2015.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, những dự báo về thị trường đã được các chuyên gia nhận định nhưng phần đa đều là những kịch bản tích cực. Cũng theo phân tích từ nhà đầu tư này, nếu dựa vào các dữ liệu trong quá khứ, cộng thêm kinh nghiệm đầu tư nhiều năm và kiến thức về kinh tế học thì hoàn toàn có niềm tin rằng BĐS sẽ bật dậy mạnh mẽ sau đại dịch.
Những tác động xấu sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế buộc Nhà nước, Chính phủ phải can thiệp bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ. Thực tế này đã xảy ra khi thời gian qua hàng loạt các gói kích cầu, giãn lãi vay, giãn thuế cho doanh nghiệp đã được tung ra.
Cũng trong xu hướng đó, nhiều nhà đầu tư lâu năm ở Tp.HCM bỏ phiếu rằng nên đầu tư vào BĐS vào thời gian này nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính. Những dòng sản phẩm có giá trị lâu dài, pháp lý đầy đủ, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu ở thực sẽ được ưu tiên lựa chọn trong giai đoạn khó khăn này. Theo nhận định của các chuyên gia, trong khó khăn có thể lạm phát, đồng tiền mất giá nhưng vàng, USD, BĐS sẽ có xu hướng tăng giá và đây là những cơ hội đầu tư không thể mất đi.
Tuy nhiên, để đầu tư vào thời điểm cần chú trọng các yếu tố:
Thứ nhất, chỉ nên đầu tư trung hạn (2-3 năm), hạn chế lướt sóng vì đây không phải là thời điểm tốt để đầu cơ, thậm chí có khả năng bị ngâm hàng, lủng vốn.
Thứ hai, tiền mặt là vua ở thời điểm này, hạn chế vay ngân hàng, nếu vay thì chỉ vay từ 20-30%. Bởi khi thị trường tăng giá chậm, không thể lướt sóng thì việc vay vốn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ ba, chọn phân khúc nhu cầu thực để đầu tư: căn hộ, đất nền tại Tp.HCM dưới 2 tỷ hoặc đất nền, biệt thự ven biển pháp lý rõ ràng, CĐT và nhà môi giới uy tín.
Thứ tư, an toàn trong giao dịch, hướng đến BĐS có môi trường an toàn cho sức khỏe.
Thứ năm, nắm đúng thời cơ và mua đúng thời điểm, tránh tập trung lợi nhuận mà quên mất giá trị thực của sản phẩm.
Chung quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cũng nhận định rằng đầu tư BĐS thời điểm này là khá hợp lý. Tuy mức giá không ổn định nhưng xét về mọi phương diện thì vẫn an toàn hơn so với các kênh đầu tư khác.
BĐS là nhu cầu về nhà ở, nếu đầu tư vào các sản phẩm có giá trị bền vững thì không bao giờ phải lo lắng hao hụt dòng tiền, chỉ là mức lợi nhuận cao hay thấp mà thôi. Bà Hương cho biết xu hướng thị trường sẽ là các sản phẩm được đầu tư công phu, bài bản. Nhà đầu tư cũng tìm kiếm những sản phẩm chất lượng, bền vững, cẩn trọng, cân nhắc hơn khi xuống tiền chứ không ồ ạt như trước.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cũng nhận định trong đại dịch khó khăn là điều tránh khỏi nhưng cần nhìn nhận tích cực rằng khi đại dịch qua thì thị trường sẽ hồi phục trở lại. Mong muốn của ông Châu là những cơ chế pháp lý sẽ được tháo gỡ, đặc biệt là sớm tìm ra phương án gỡ vướng cho đất công xen kẹt để sớm khai thông dòng chảy nguồn cung.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19