MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung thẩm phán đã chặn đứng sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Trump

06-02-2017 - 10:18 AM | Tài chính quốc tế

CNN đưa ra 5 điều đáng chú ý về James Robart – thẩm phán liên bang ngồi ghế chủ tọa ở bang Washington đã được Thượng viện Mỹ nhất trí phê chuẩn từ năm 2004. Ông cũng là người từng nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng người dân nên được đối xử công bằng hơn trong hệ thống luật pháp.

Tối 3/2, thẩm phán Liên bang James Robart, người được bổ nhiệm dưới thời Tổng thống George W. Bush, đã ra lệnh tạm thời chặn lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Trump với người dân tới từ 7 quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi là Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan, và Yemen.

Có hiệu lực trên toàn quốc, phán quyết của thẩm phán Robart đã chặn đứng lệnh nhập cư gây tranh cãi của ông Trump và kéo theo một cuộc chiến pháp lý với tân Tổng thống.

Vậy người đàn ông này là ai? CNN đưa ra 5 điều đáng chú ý về James Robart – thẩm phán liên bang ngồi ghế chủ tọa ở bang Washington đã được Thượng viện Mỹ nhất trí phê chuẩn từ năm 2004. Ông cũng là người từng nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng người dân nên được đối xử công bằng hơn trong hệ thống luật pháp.

1. Thẩm phán Robart từng là một luật sư

James L. Robart là luật sư liên bang, phục vụ tại tiểu bang Washington từ năm 2004, sau khi được Tổng thống lúc đó là George W. Bush đề cử và được Thượng viện thông qua.

Sinh năm 1947 ở Seattle, Robart tốt nghiệp Whitman College năm 1969 và sau đó là trường luật Georgetown năm 1973. Tại đây ông là biên tập viên của tạp chí luật Georgetown Law Journal. Từ năm 1973 đến 2004, thẩm phán Robart là một luật sư riêng cá nhân tại văn phòng luật Lane Powell & Miller. Ông là luật sư điều hành của văn phòng này trong năm 2003 và 2004.

2. Được biết đến bởi các hoạt động cộng đồng

Trong buổi confirmation hearing (ra Quốc hội để bác bỏ hay chấp thuận đề cử của Tổng thống), thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Patty Murray của bang Washington đã ca ngợi Robart vì điều này.

Thẩm phán Robart từng là Chủ tịch và ủy viên quản trị của Seattle Children’s Home, tổ chức hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và các gia đình khó khăn trong thành phố Seattle cũng như toàn bang. Ông cũng có nhiều đóng góp cho Children's Home Society of Washington – tổ chức từ thiện giúp cải thiện cuộc sống của trẻ em.

3. Đây không phải là lần đầu tiên Robart xuất hiện trên mặt báo

Năm ngoái, ông đã gây nhiều tranh cãi sau nhận định về một vụ án buộc tội cảnh sát hành động vượt quá quyền hạn.

Trong đoạn video được đăng tải trên website của tòa án liên bang, Robart nói rằng “trong các vụ cảnh sát bắn người, 41% số người thiệt mạng là người da màu trong khi chỉ khoảng 20% dân số sống ở những thành phố này là người da màu”. “41% trên tổng số người thiệt mạng, 20% dân số - da màu là một vấn đề”, ông nói.

Đây là vụ kiện trong đó chính quyền của cựu Tổng thống Obama chống lại phòng cảnh sát Seattle (SPD). Bộ Tư pháp Mỹ muốn lực lượng cảnh sát thay đổi một số chính sách sau khi một báo cáo điều tra cho thấy “có những lý do hợp lý để tin rằng SPD đã hành xử theo kiểu vượt quá quyền hạn”.

4. Ông từng làm nhiều công việc phục vụ miễn phí cho người nhập cư

Cũng trong buổi confirmation hearing, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Orrin Hatch của bang Utah nói rằng Robart đã có nhiều hoạt động tình nguyện hỗ trợ pháp lý cho những người nhập cư, đặc biệt là người nhập cư từ Đông Nam Á.

5. Ông coi hệ thống tòa án là một phương tiện để giúp đỡ người dân

Thẩm phán này từng về việc sử dụng tòa án để giúp đỡ những người cảm thấy quyền công dân của họ bị xâm phạm.

“Tôi được giới thiệu đến những người đã nhiều lần cảm thấy rằng hệ thống pháp luật của chúng ta chống lại họ hoặc không công bằng. Và một trong những điều mà tôi luôn muốn làm là cho họ thấy rằng hệ thống pháp luật của chúng ta được xây dựng để phục vụ lợi ích của công chúng, và họ sẽ có cơ hội điều chỉnh, nắn sửa hệ thống nếu như nó sai trái”.

Ông tuyên bố sẽ đối xử với tất cả mọi người trong phòng xử án với “sự nghiêm trang và trân trọng… để mọi người cảm thấy họ đã được đối xử công bằng khi rời phòng xử án”.

Thu Hương

CNN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên