Chằng chịt biển quảng cáo mới toanh rao bán đất phân lô Hoà Lạc, môi giới vẫn hô hào: “Giá đang tăng, chưa giảm bao giờ!”
Đất nền tại Thạch Thất, Sơn Tây (Hà Nội) vẫn ồ ạt được rao bán với chi chít các biển quảng cáo chỉ 1 tỷ đồng. Thậm chí có môi giới còn chạy theo xu hướng công nghệ, in hẳn mã QR Code để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, giao dịch tại các khu vực này vẫn ở mức cầm chừng.
- 09-10-2023Novaland vừa thanh toán lãi gốc của lô trái phiếu đã quá hạn hơn nửa năm
- 09-10-2023Vinhomes khẳng định đủ khả năng thực hiện các dự án độc lập, ngay cả khi không có sự hỗ trợ từ Vingroup
- 09-10-2023Loạt quy định mới về sổ đỏ có hiệu lực từ 2023, mua bán nhà đất cần nắm chắc trong tay
Từ dọc tuyến đường Đại lộ Thăng Long đoạn gần huyện Thạch Thất (Hà Nội) chằng chịt các biển quảng cáo được treo trên thân cây quảng cáo bán những mảnh đất phân lô với giá quanh 1 tỷ đồng. Các lô đất này được quảng cáo có vị trí quanh Đại học FPT và Đại học Quốc Gia.
Trong vai nhà đầu tư, chúng tôi liên hệ tới số điện thoại in trên tờ quảng cáo và gặp môi giới tên Đạt. Người này liên tục chào mời mua những mảnh đất đã được phân lô diện tích từ 60 - 70m2 với mức giá từ 1 - 1,5 tỷ đồng nằm tại xã Tân Xã, Bình Yên (Thạch Thất) và Cổ Đông (Sơn Tây). Sau khi trao đổi qua điện thoại, môi giới này dẫn chúng tôi đi xem các khu phân lô trên địa bàn xã Tân Xã. Các lô đất ở đây hầu hết đã được phân lô từ lâu, cỏ mọc um tùm và được chào với giá từ 15 - 20 triệu đồng/m2, đường trước lô đất rộng 4 - 5m.
Đơn cử, một lô đất rộng 67m2 tại xã Tân Xã đang được chào bán với giá 15,6 triệu đồng/m2, tương đương 1,05 tỷ đồng. Theo lời giới thiệu, lô đất này có giá thấp nhất thị trường vì muốn thanh khoản sớm. Hay một lô đất có diện tích 60m2 tại xã Bình Yên đang được rao bán với giá 1,1 tỷ đồng, tương đương hơn 18 triệu đồng/m2. Với các mức giá môi giới đưa ra, theo so sánh của chúng tôi đã giảm khoảng 25 - 35% so với thời điểm sốt đất đầu năm 2022.
Dù vậy, nhưng khi được hỏi về tình hình giao dịch và biến động giá trong thời gian gần đây, môi giới này vẫn khẳng định: “Từ đầu năm tới giờ giao dịch ở khu vực này vẫn rất sôi động. Nhiều người đồn đất nền giảm giá. Nhưng giá đất ở đây vẫn đang tăng, chưa giảm bao giờ. Nếu xuống tiền mua luôn có khi tháng sau đã lời luôn, còn anh muốn để xây nhà trọ cho thuê cũng rất tiềm năng”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian gần đây, các môi giới và nhà đầu tư bắt đầu đã xuất hiện trở lại tại các khu vực khu vực Thạch Thất, Sơn Tây. Song, mức giá đã giảm quanh mức 30% so với đầu năm 2022, cá biệt có lô đã giảm tới 50%. Cụ thể tại Cổ Đông (Sơn Tây), khu có nhiều mảnh đất rộng được tách thành các thừa nhỏ, giá đất đang dao động từ 13 - 14 triệu đồng/m2, trong khi đầu năm 2022, những mảnh đất này đều được rao bán từ 20 - 24 triệu đồng/m2, tức giảm từ 30% trở lên.
Tại khu vực Bình Yên, Tân Xã (Thạch Thất), giá đất tại mặt đường 4 - 5m hiện 16 - 20 triệu đồng/m2, giảm khoảng 30% so với lúc sốt. Cá biệt, giá đất tách thửa trong ngõ chỉ còn từ 11 - 12 triệu đồng/m2, tức giảm từ 40 - 50% so với lúc sốt.
Thực tế, kể từ tháng 3 năm ngoái khi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã tạm dừng giải quyết thủ tục chia tách thửa, cộng với tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản khiến giá đất, giao dịch tại Thạch Thất, Sơn Tây liên tục lao dốc. Tuy nhiên, tháng 4/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã bãi bỏ “lệnh” nêu trên, tiếp tục cho phép xem xét, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chỉnh tách thửa đất, hợp thửa đất cho người sử dụng đất theo quy định. Theo đó, thanh khoản tại khu vực này đã khá hơn trước, nhưng giá đất vẫn “bất động”.
Anh Nguyễn Minh Hiếu, chủ một sàn giao dịch bất động sản tại khu vực Thạch Thất, Sơn Tây cho biết, ngay từ giữa năm ngoái, thị trường bất động sản đã rơi vào ảm đạm. Do vậy, dù đã bỏ lệnh cấm phân lô tách thửa, giá đất nền phân lô vẫn giảm theo bối cảnh chung thị trường.
Theo anh Hiếu, việc môi giới khẳng định giá đất vẫn tăng và chưa giảm bao giờ là không chính xác. “Thực tế, nhiều môi giới cố tình nói phóng đại để dụ khách hàng ít kinh nghiệm mua đất. Thanh khoản gần đây đã rục rịch trở lại nhưng vẫn chỉ ở mức cầm chừng. Nguyên nhân có thể tới từ việc lãi suất gửi ngân hàng xuống thấp, đồng thời giá đất hiện nay cũng đã giảm đến mức kỳ vọng mua vào của một số nhà đầu tư nên họ xuống tiền. Tuy nhiên, mức giá so với trước tháng 4/2023 vẫn chưa có sự thay đổi, thậm chí một số chủ đất cần tiền khi bán ra phải chấp nhận giảm giá thêm. Những mảnh đất có vị trí đẹp, giá hợp lý thường sẽ thanh khoản dễ hơn”, anh Hiếu nói.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Theo dấu dòng tiền
Xem tất cả >>- "Xuất hiện nhiều tay chơi mới tham gia vào thị trường bất động sản giai đoạn gần đây"
- Mua hụt lô đất ưng ý, khách đầu tư quyết đoán nhanh dịp cuối năm
- Hụt hơi vì ôm hàng lướt sóng, nhà đầu tư kêu cứu: “Xoay tiền không kịp, cần sang cọc”
- Giá bất động sản Hà Nội quá cao, nhà đầu tư “ôm” tiền kêu chán vì "mua đầu tư không có cửa"
- TS. Lê Xuân Nghĩa: "34 năm trở lại đây, giá vàng tăng 40 lần nhưng bất động sản đã tăng trung bình gấp 120 lần"