Chính sách xoay trục của Fed có thể khiến đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm trong năm tới
Đồng đô la đang trên đà giảm 1% trong năm nay so với nhiều đồng tiền khác.
- 20-12-2023Không phải trung niên, đây mới là thế hệ ‘đặc biệt’ chiếm hơn 30% tổng tài sản nước Mỹ, ‘lọ mọ’ vẫn hưởng đậm từ giá trị nhà và cổ phiếu tăng vọt
- 20-12-2023Mỹ: Bang Texas quy định người nhập cư bất hợp pháp là tội phạm
- 20-12-2023Vì sao Bitcoin tăng phi mã 150% trong năm 2023?: Giả thuyết con gián đang giải mã vấn đề
Chính sách xoay trục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang khiến đồng USD suy giảm và có thể tiếp tục giảm mạnh hơn nữa vào năm 2024.
Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong hai thập kỷ nhờ đợt tăng lãi suất của Fed vào năm 2022, đồng đô la có mức biến động thấp trong năm nay nhờ vào tăng trưởng của kinh tế Mỹ và cam kết của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng chi phí vay.
Tuy nhiên, cuộc họp của Fed tuần trước đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ. Chủ tịch Jerome Powell cho biết đợt thắt chặt chính sách tiền tệ lịch sử đưa lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ có thể sẽ kết thúc nhờ lạm phát hạ nhiệt. Các nhà hoạch định chính sách của Fed dự kiến mức cắt giảm 75 điểm cơ bản vào năm tới.
Tỷ giá giảm thường được coi là một trở ngại đối với đồng đô la, khiến tài sản bằng đồng bạc xanh trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Mặc dù các chiến lược gia đã dự đoán đồng đô la sẽ suy yếu trong năm tới, tốc độ cắt giảm lãi suất nhanh hơn có thể đẩy nhanh sự suy giảm của đồng tiền này.
Kit Juckes, chiến lược gia trưởng FX tại Societe Generale, cho biết, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed, cùng với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ sau đại dịch, đã “thúc đẩy ý niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ và tạo ra một phục hồi mạnh mẽ nhất cho đồng đô la kể từ những năm 1980”. Việc Fed quyết định nới lỏng chính sách, “một số thành tích này sẽ bị đảo ngược”, ông nói.
Đồng đô la đang trên đà giảm 1% trong năm nay so với nhiều đồng tiền khác.
Đối với Mỹ, đồng đô la yếu sẽ làm cho hàng xuất khẩu cạnh tranh hơn ở nước ngoài và tăng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia bằng cách làm cho việc chuyển đổi lợi nhuận nước ngoài của họ sang đô la trở nên rẻ hơn. Theo dữ liệu của FactSet, khoảng 1/4 các công ty thuộc S&P 500 tạo ra hơn 50% doanh thu bên ngoài Mỹ.
Một cuộc thăm dò đầu tháng 12 của Reuters với 71 chiến lược gia FX cho thấy kỳ vọng đồng đô la sẽ giảm so với đồng tiền của các nước G10 vào năm 2024, có thể vào nửa cuối năm nay.
Điều này cũng còn phụ thuộc vào cách nền kinh tế Mỹ hoạt động so với các nền kinh tế khác trên toàn cầu vào năm tới và tốc độ điều chỉnh chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi tháng 10 dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,5% vào năm 2024, so với 1,2% của khu vực đồng euro và 4,2% của Trung Quốc.
Tất nhiên, quỹ đạo của đồng đô la có thể phụ thuộc vào mức độ nới lỏng của Fed và lạm phát giảm. Các nhà đầu tư kỳ vọng mức cắt giảm 140 điểm cơ bản vào năm tới, gần gấp đôi so với mức mà các nhà hoạch định chính sách của Fed.
Matt Weller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường tại StoneX, cho biết: “Nếu lạm phát chững lại và không giảm thì đó chính là lý do khiến Fed phải trì hoãn. Đó chắc chắn sẽ là dẫn đến tăng giá cho đồng đô la.”
Nguồn: Reuters
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Thị trường ‘nín thở’ chờ cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này: Câu hỏi gây tranh cãi về quyết định cắt giảm lãi suất sẽ sớm sáng tỏ
- Quan chức Fed bác bỏ khả năng suy thoái, dự báo cắt giảm lãi suất vào cuối năm
- Fed sẽ không cắt giảm lãi suất khẩn cấp’: 5 chuyên gia thị trường đồng loạt lên tiếng phân tích giữa đồn đoán
- Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?
- Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có sự kết hợp hiếm có trong lịch sử: Thêm vài tháng Fed ‘án binh bất động’ sẽ không đáng kể?