Cho con vay tiền dưỡng già, giờ tôi phải xin từng đồng để mua thuốc
Cho con vay hết tiền tiết kiệm dưỡng già là quyết định dại dột nhất đời tôi, để giờ ở tuổi 75, tôi phải ngửa tay xin tiền con cái vì lương hưu không đủ thuốc thang.
- 28-06-2024Không cho người phụ nữ 58 tuổi rút số tiền tiết kiệm 4,5 tỷ đồng để chuyển cho cảnh sát, nhân viên ngân hàng được tuyên dương
- 12-06-2024Hơn cả tuổi thọ, nếu qua tuổi 70 mà vẫn làm được 7 điều này thì chẳng còn gì khiến ta phải hối tiếc: Đầu óc minh mẫn, có tiền tiết kiệm... và vẫn còn người bạn đời bên cạnh
- 02-06-202461 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định ly hôn, dồn tiền tiết kiệm mua căn nhà 2 tỷ: Đó là lựa chọn đúng đắn nhất cuộc đời!
- 01-06-2024Làm bảo mẫu ở 2 gia đình có hoàn cảnh trái ngược nhau, tôi nhận ra: Không phải tiền tiết kiệm hay bất động sản, đây mới là thứ giúp tuổi già an nhàn
- 30-05-2024Sau 40 tuổi, bạn sẽ thấy có tiền tiết kiệm là “sự tự tin” lớn nhất của con người!
Sau khi về hưu, tôi cũng có một chút tiền dành dụm. Tôi trích một phần cho 2 người con gái lấy chồng và làm ăn xa, một phần dùng đổi ngôi nhà mới khang trang hơn để sống chung với vợ chồng con trai út. Còn lại gần 2 tỷ đồng, tôi gửi tiết kiệm ở ngân hàng, lấy lãi định kỳ để chi tiêu. Số tiền không lớn nhưng tôi yên tâm vì đủ cho nhu cầu của những năm tuổi già, khi cần thuốc thang chữa bệnh thì có thể mua những loại thuốc, sử dụng những loại dịch vụ mà bảo hiểm y tế không chi trả.
Tôi cảm thấy hài lòng vì mình đã trải qua lộ trình sống mà mình mong muốn: Tuổi trẻ làm việc cật lực, mua nhà, nuôi con, đến khi nghỉ ngơi thì có một khoản dưỡng già. Chỉ tiếc là vợ không cùng an hưởng tuổi già với tôi, bà ấy đã mất 7 năm trước.
Số tiền tiết kiệm kể trên, tôi đã lập di chúc để lại cho các con. Nếu trong những năm tuổi già tôi không dùng hết thì các con được hưởng; còn nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo cần điều trị tốn kém thì không phải phiền các con là tốt rồi. Tôi không muốn coi con cháu làm chỗ dựa.
Cuộc sống chung của tôi với các con cũng rất êm ả. Tôi giữ ý gửi cho con dâu tiền sinh hoạt ăn uống, dù con trai bảo không nhận. Tiền thuốc men, khám bệnh, tôi cũng tự mình chi. Hằng ngày, tôi đưa đón cháu nội đi học ở một trường tiểu học gần nhà, coi như góp một phần sức đỡ đần các con. Các con gái ở xa cũng thường xuyên thăm hỏi tình hình của tôi, vì lo bố cô đơn.
5 năm trước, con trai tôi có kế hoạch kinh doanh mới nên hỏi vay tôi số tiền tiết kiệm đó. Ban đầu tôi từ chối, vì đây là số tiền mà tôi nghĩ là không ai được đụng đến, nó liên quan đến "an ninh tài chính" của tôi giai đoạn cuối đời; nếu xảy ra chuyện gì thì tôi không có chỗ dựa và trở nên phụ thuộc con cái.
Tuy nhiên, con trai cứ nói khó, bảo rằng kinh doanh thành công là cơ hội đổi đời để cuộc sống gia đình nó khá hơn, rằng chuyện làm ăn này là nó hợp tác với bạn - dân kinh doanh cứng cựa từ trước đến nay làm gì cũng thắng, chỉ cần có vốn để góp là sẽ có lãi. Nó bảo đảm sau 2 năm sẽ trả hết cho tôi cùng với số lãi ngang với lãi ngân hàng. Tôi không cần con trả lãi, chỉ muốn bảo đảm an toàn cho khoản dưỡng già của mình, tuy chưa hoàn toàn yên tâm nhưng vì thương con nên cuối cùng cũng đồng ý.
Sau hơn 2 năm, con trai nói chưa thể trả tiền cho tôi vì việc làm ăn vừa khởi sắc đã bị dịch COVID-10 làm cho đình trệ. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng tôi lại hỏi, con đều nói vẫn đang trong quá trình phục hồi, vẫn cần giữ lại vốn để duy trì. Cứ thế, càng về sau, mỗi lần tôi hỏi, con trai càng có thái độ không hài lòng. "Tiền của bố, con có phải không trả đâu, bố không tin con à? Bố cần gì thì cứ bảo vợ chồng con mua là được", nó nói thế.
Gần đây tình cờ nghe con trai và con dâu nói chuyện, tôi mới biết công ty mà con góp vốn làm ăn đang cực kỳ khó khăn, hiệu quả kinh doanh ngày càng bết bát. Tôi thấy sợ hãi, biết rằng số tiền của mình có lẽ rất ít khả năng được trả lại, không phải vì con trai tôi không muốn, mà vì nó không có khả năng.
Lương hưu của tôi chỉ đủ cho các khoản chi tiêu cơ bản; vì con cái khó khăn nên tôi biết ý đóng tiền sinh hoạt hàng tháng. Ngoài ra còn tiền thăm nom hiếu hỉ cũng khá tốn kém. Vì thế mỗi lần các nhóm bạn già rủ đi du lịch hay cần mua thêm loại thuốc, thực phẩm chức năng đắt tiền, tôi phải hỏi con trai, con dâu. Mặc dù chúng bảo "cần gì cứ nói con đưa" nhưng trên thực tế rất nhiều lần tôi hỏi thì con bảo chưa có. Cứ thế, tôi dần dần thấy ngại, nếu không phải quá cần thiết sẽ không dám mở miệng.
Việc không thể chủ động về tài chính như thế này khiến tôi bức bối và bất an vô cùng. Rõ ràng mình có tiền, cho con vay nó chưa trả đc, nhưng hễ hỏi con tiền mua thuốc thì lại như mình xin xỏ chúng. Có những lúc biết con trai không có, mà thuốc thì phải mua, tôi buộc phải gọi cho con gái, cảm giác bất lực và buồn bã dâng trào.
Tôi không trách con trai vì biết rằng nó chưa có khả năng trả cho tôi chứ không phải quỵt nợ bố. Tôi trách mình vì đã đồng ý cho vay số tiền dưỡng già của mình. Đó là một trong những quyết định sai lầm nhất của tôi. Nếu lúc đó không cả nể thì tôi đã có quyết định đúng đắn là cương quyết từ chối, vì nếu không có số tiền đó để kinh doanh, cuộc sống của gia đình con trai sẽ vẫn ổn định; nhưng khi để mất số tiền đó, những năm tháng tuổi già của tôi sẽ không thể an yên được.
Tôi suy tính rất nhiều cho tương lai của mình, chỉ sợ khi trong tay không có tiền, mai mốt đau ốm nhiều hơn, con dâu sẽ ghét bỏ. Cho dù hai đứa đang vay tiền tôi nhưng một khi vay lâu không trả, người ta dễ quên đi điều đó mà chỉ nghĩ đến việc hiện tại phải bỏ ra vài triệu đồng mua thuốc cho bố chồng, hay phải chăm sóc ông ấy...
Tôi định rằng thay vì bắt con trai trả hết nợ - một điều bất khả thi - thì yêu cầu nó trả đều từng phần nhỏ định kỳ hàng tháng cho rõ ràng chứ không phải "khi nào cần mua gì thì bảo chúng con" gây cảm giác cha già đang xin xỏ nữa. Như vậy thì qua thời gian, tôi sẽ lấy lại được phần nào số tiền của mình và yên tâm hơn vì có tiền tươi thóc thật để chủ động chi tiêu khi cần.
Làm như vậy có phải là gây khó khăn cho con quá không, có làm sứt mẻ tình cảm gia đình không? Mong các bạn cho tôi lời khuyên.
VTC News