MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Vietravel bày kế "1 mũi tên trúng 2 đích": Tặng 1 triệu đồng/khách, nhà nước mất 10.000 tỷ đồng nhưng thu về 30.000 – 70.000 tỷ

18-05-2020 - 15:04 PM | Doanh nghiệp

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng các tỉnh, đơn vị cần có chính sách thực hiện chung, áp dụng giảm phí tham quan trên toàn quốc để tạo hiệu ứng mạnh mẽ hơn.

Toàn ngành du lịch đang gấp rút triển khai các gói kích cầu nội địa, cung cấp hàng loạt ưu đãi, giảm giá sâu từ dịch vụ lưu trú, khách sạn đến vé máy bay, phí thăm quan… Nổi bật là tỉnh Quảng Ninh, trung tâm du lịch lớn của miền Bắc, cho biết sẽ mở cửa miễn phí các điểm tham quan như Bảo Tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử, miễn phí vé xe bus,... từ 15/5 đến hết 31/5.

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa đồng ý giảm 50% phí tham quan các khu di tích, danh lam tại địa phương. Quảng Bình cũng đang có động thái tương tự.

Tuy nhiên, trong một cuộc trò chuyện với VTV, Chủ tịch Vietravel - Nguyễn Quốc Kỳ lo ngại thực trạng sau dịch, rằng các ngành đang hành động riêng lẻ mà không có sự liên kết, "mạnh ai nấy làm", sáng tạo theo suy nghĩ riêng khiến thị trường và cả khách hàng bối rối. Do đó, cần một kế hoạch tổng thể nếu muốn khôi phục lại vị thế của du lịch như những năm trước đây.

Ông Quốc Kỳ cho rằng nếu có một chính sách chung, áp dụng giảm phí tham quan trên toàn quốc thì hiệu ứng lan tỏa sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Chủ tịch Vietravel bày kế 1 mũi tên trúng 2 đích: Tặng 1 triệu đồng/khách, nhà nước mất 10.000 tỷ đồng nhưng thu về 30.000 – 70.000 tỷ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel.

Bên cạnh những ưu đãi đã được đề cập nhiều trước đó, chủ tịch Vietravel đề xuất Nhà nước tính toán ngân sách, học tập phương pháp mà Nhật Bản đã từng áp dụng để hồi phục ngành du lịch sau đại dịch SARS năm 2003.

Cụ thể: "Với mỗi khách đi du lịch, ta tặng họ 1 triệu đồng, được trừ khi khách đến đăng ký tour tại các công ty lữ hành. Khoản tiền này doanh nghiệp hạch toán bình thường, nhưng Nhà nước sẽ trả lại bằng cách trừ trên tiền thuế đóng. Do vậy, bản thân doanh nghiệp phải hoạt động tốt, khách đến nhiều thì mới nhận được nhiều lợi ích từ 1 triệu đó."

Nhẩm tính nhanh với quy mô 10 triệu khách, ông Kỳ ước tính Nhà nước sẽ mất khoảng 10.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ này nhưng ngược lại, với mức doanh thu 3 triệu đồng/khách, các doanh nghiệp du lịch sẽ thu về được 30.000 tỷ đồng.

Khi hiệu ứng xã hội lan tỏa, đòn bẩy có thể lên đến 1:7, tức thu về 70.000 tỷ đồng. Từ đó, hàng trăm nghìn người lao động, hàng nghìn doanh nghiệp sẽ có việc làm trở lại.

"Tôi cho rằng điều này tuy nhỏ nhưng có thể thực hiện được và có nguồn lực để thực hiện."

Như "một 1 mũi tên trúng 2 đích", chính sách này vừa có tác dụng thúc đẩy nhu cầu nội địa, khuyến khích khách du lịch, vừa đem lại nguồn thu vượt trội hơn cho doanh nghiệp và Nhà nước.

Hiện giữ chức Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam, ông Quốc Kỳ còn chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp làm ẩm thực – một phần không thể thiếu của du lịch và đề nghị có những hỗ trợ tích cực như với các đối tượng khác.

Chủ tịch Vietravel bày kế 1 mũi tên trúng 2 đích: Tặng 1 triệu đồng/khách, nhà nước mất 10.000 tỷ đồng nhưng thu về 30.000 – 70.000 tỷ - Ảnh 2.

Theo T.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên