MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia: Cấu trúc và đặc trưng kinh tế Việt Nam hiện nay khá tương đồng với một số nước trước thời kỳ bùng nổ tăng trưởng

Một số đánh giá và nhận định kinh tế Việt Nam gần đây cho rằng hiện tại là thời điểm "vàng" để Việt nam có thể chuyển sang một quỹ đạo tăng trưởng mới, thực hiện "khát vọng" trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 như Malaysia hiện nay và Hàn Quốc vào giữa thập niên đầu của thế kỷ 21.

GS.TS Trần Thọ Đạt
GS.TS Trần Thọ Đạt
Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân
42 bài viết


Trở lại lịch sử tăng trưởng của 3 nước Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc và phân tích các nền tảng kinh tế-xã hội của 3 nước này, có thể thấy có nhiều điểm chung. 

Chuyên gia: Cấu trúc và đặc trưng kinh tế Việt Nam hiện nay khá tương đồng với một số nước trước thời kỳ bùng nổ tăng trưởng - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng có nhiều nét đặc trưng riêng trong chiến lược tăng trưởng và xây dựng sức mạnh cạnh tranh, được thể hiện qua mô phỏng sau:

Chuyên gia: Cấu trúc và đặc trưng kinh tế Việt Nam hiện nay khá tương đồng với một số nước trước thời kỳ bùng nổ tăng trưởng - Ảnh 2.

Đi sâu phân tích một số chỉ tiêu về trình độ phát triển và cấu trúc hiện nay của các nền kinh tế này, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam hiện nay là khá tương đồng với 3 nước ở các mốc thời điểm khác nhau:

Chuyên gia: Cấu trúc và đặc trưng kinh tế Việt Nam hiện nay khá tương đồng với một số nước trước thời kỳ bùng nổ tăng trưởng - Ảnh 3.

Phân tích nền tảng kinh tế - xã hội của các quốc gia này và so sánh với Việt nam tại những thời điểm quan trọng, có thể thấy:

- Việt Nam có sự tương đồng, thậm chí vượt trội một số mặt so với Trung Quốc tại thời điểm bắt đầu cải cách theo chiều sâu. Tuy nhiên, chúng ta thiếu điều kiện tiền đề về quy mô nền kinh tế, thị trường, năng lực sản xuất, …

- Việt Nam có khoảng cách lớn về nền tảng kinh tế so với Malaysia tại thời điểm nước này xoay trục sang khu vực có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam có xuất phát điểm là các chỉ số xã hội tương đối tốt, do vậy tăng trưởng theo mô hình này vẫn có cơ sở nhất định, nhưng đòi hỏi quốc gia cần 5-10 năm tích lũy nguồn lực trước khi có thể đảm bảo sự phát triển bền vững nhiều mặt. Ngoài ra, chiến lược tăng trưởng cân bằng đồng nghĩa với tốc độ không cao, khiến Việt Nam hầu như giữ nguyên khoảng cách thu nhập với các nước vào năm 2045.

Chuyên gia: Cấu trúc và đặc trưng kinh tế Việt Nam hiện nay khá tương đồng với một số nước trước thời kỳ bùng nổ tăng trưởng - Ảnh 4.

- Việt Nam có nền tảng kinh tế tương đương với Hàn Quốc tại thời điểm chuyển hướng sang đầu tư mạnh mẽ vào R&D (cả nhà nước và tư nhân) nhưng lại thua kém về trình độ nhân lực và công nghệ so với chính Hàn Quốc vào năm 1985. Bởi vậy, tăng trưởng theo mô hình Hàn Quốc là có cơ sở về nguồn lực, nhưng đòi hỏi chúng ta cần 5-10 năm tập trung nâng cao trình độ nhân lực và R&D. Con đường tăng trưởng theo mô hình này cũng mang lại nhiều lợi thế như thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nước chỉ còn 3-10 năm vào 2045, và trình độ dân trí cao và công nghệ phát triển sẽ là yếu tố quan trọng nhất nhằm giúp đất nước đạt được sự phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường.

Chuẩn bị bước sang chu kỳ phát triển10 năm 2021-2030 và hướng tới tầm nhìn xa hơn, vị thế của đất nước đã có nhiều thay đổi, uy tín của quốc gia trên thế giới được nâng lên, hội nhập quốc tế sâu rộng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tham khảo những mô hình thành công từ các nước có điều kiện tương đồng. Với tính thích ứng cao và sáng tạo được cộng đồng thế giới gần đây ghi nhận, nếu kịp thời thực thi các chính sách phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng mô hình "tăng trưởng đuổi kịp" để bước vào quỹ đạo phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

GS Trần Thọ Đạt và Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên