Chuyên gia: Còn dư địa giảm lãi suất điều hành thêm 1%/năm
Theo chuyên gia, vì lạm phát đang hạ nhiệt và tỷ giá cũng đang ổn định hơn, nên vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành.
- 20-04-2023Chuyên gia BIDV và ADB đề xuất cho phép "Big 4" ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận trong 2 - 3 năm tới
- 20-04-2023Chuyên gia: Cổ phiếu BĐS có nhiều sóng tăng giảm, nhưng nút thắt của ngành vẫn chưa thể tháo gỡ ngay
- 19-04-2023Chuyên gia: Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng có thể tăng 10-15% trong quý I/2023
Trong khi đà tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, Việt Nam lại giảm lãi suất điều hành đến 2 lần. Vì đi ngược xu hướng chung, nên không ít quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ sẽ không có nhiều dư địa mở rộng. Chẳng hạn Công ty chứng khoán ACB (ACBS) nhận định Chính phủ và NHNN chỉ sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ thay vì một công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Chúng tôi nghĩ rằng NHNN đã hết dư địa để có thêm một đợt cắt giảm lãi suất bổ sung trong năm nay”, nhóm phân tích ACBS nhận định.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn nhiều dự báo cơ quan quản lý sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới.
Tại chương trình “Phố tài chính: Bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý I/2023”, phát sóng trên VTV8 mới đây, ông Trương Quang Bình, Phó Giám Đốc Nghiên Cứu Khối Khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng vấn đề lãi suất cao đã khiến cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, Nhà nước đã có một số hỗ trợ về lãi suất lẫn tài chính. Đồng thời, dư địa để nhà điều hành tiếp tục sử dụng được công cụ chính sách tiền tệ vẫn còn lớn.
“Tôi cho rằng chúng ta vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành thêm 100 điểm cơ bản trong thời gian tới, vì lạm phát đang hạ nhiệt và tỷ giá cũng đang ổn định hơn. Qua đó, hỗ trợ tích cực cho sự hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách như vậy bao giờ cũng có độ trễ 3-6 tháng. Do đó, tôi cho rằng, kết quả kinh doanh sẽ có sự cải thiện từ nửa cuối năm 2023 trở đi”, ông Bình dự báo.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô quý II/2023 của công ty chứng khoán KBSV, trong kịch bản lạm phát bình quân được kiểm soát tốt quanh 4-4.5%; với áp lực từ lạm phát toàn cầu và tỷ giá trong nước được dự báo bớt căng thẳng hơn so với năm 2022; việc đứt gãy chuỗi cung ứng dần được cải thiện và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm giúp giá hàng hoá hạ nhiệt và FED được dự báo sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vào cuối quý 2/2023, NHNN sẽ có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn trong năm 2023
“NHNN có thể sẽ hạ tiếp các loại lãi suất chính sách thêm 50bps trong quý 2/2023 để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế”, nhóm phân tích từ KBSV dự báo.
Trong báo cáo vừa phát hành, các chuyên gia Maybank Investment Bank cũng kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.
Nguyên nhân do lạm phát trong nước ở mức vừa phải (thấp hơn mức mục tiêu 4,5% của NHNN) và trục chính sách tiềm năng của Fed (thị trường tương lai của Mỹ đang cho thấy dự đoán lãi suất của Fed đạt đỉnh 5,0% vào tháng 5/2023 và giảm 50 điểm cơ bản trong quý II/2023).
“Điều này sẽ cho phép NHNN cắt giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm % vào giữa năm 2023 và 0,5 điểm % vào đầu năm 2024,” các chuyên gia Maybank Investment Bank nhận định.
Công ty chứng khoán Bảo Việt cũng cho rằng Trong thời gian tới, trong bối cảnh áp lực tỷ giá không còn nữa và lạm phát đã quay trở lại trong tầm kiểm soát, NHNN có thể thực hiện thêm việc giảm lãi suất để có thể hỗ trợ cho tăng trưởng.
Tương tự, Công ty Chứng khoán VNDirect cũng dự báo NHNN có thể giảm thêm lãi suất điều hành nếu Fed đảo chiều chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2023.
Nhịp sống Thị trường
- Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường
- Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn chênh lệch lớn
- Giá vàng nhẫn vọt lên mức kỷ lục 58 triệu đồng/lượng, người giữ vàng lãi đậm
- VietinBank hạ lãi suất huy động từ ngày 19/9, toàn bộ nhóm Big4 đã giảm về mức đáy lịch sử
- Giá vàng vượt mốc 69 triệu đồng/lượng, USD tiếp tục tăng mạnh