MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái chi 7 tỷ sửa nhà năm 25 tuổi: Lắp đầy nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao?

02-10-2023 - 05:18 AM | Lifestyle

Muốn có căn nhà ưng ý nhất, cô nàng đã tự làm mọi khâu, từ gọi thợ, lựa gạch đến chọn nội thất,...

Sofa và nệm đã “ngốn" hơn 400 triệu, thùng rác cũng phải loại 8 triệu mới ưng

Chủ nhân của căn nhà này là Uyên (tên thường gọi là Ulee) - cô gái 27 tuổi đang sống ở TP.HCM. Hiện tại Uyên có 3 công việc cùng lúc gồm làm việc tại một agency sự kiện, làm thương hiệu trên MXH và kinh doanh tự do trong nhiều lĩnh vực.

Căn nhà của Uyên có 5 tầng gồm 1 hầm, 1 trệt và 3 lầu được xây dựng trên diện tích đất 150m2. Đây là món quà mà cô được ba mẹ tặng từ lâu nên đã có phần thô theo dự án. Đến đầu năm 2021 - khi 25 tuổi, cô nàng bắt đầu sửa sang lại căn nhà theo sở thích của mình. 

Ulee giới thiệu căn nhà của mình

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 2.

Chủ nhân của căn nhà

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 3.

Bên ngoài căn nhà

Vì sửa nhà đúng vào năm dịch bệnh diễn ra mạnh mẽ nên việc thi công gặp rất nhiều khó khăn và bị kéo dài. “Mình mất khoảng 1 năm để hoàn thiện căn nhà, trong đó có 3 tháng TP.HCM bị lockdown. Tổng chi phí hoàn thiện căn nhà rơi vào khoảng 7 tỷ đồng. Đó là con số không nhỏ nhưng may mắn có sự ủng hộ và giúp đỡ một ít từ gia đình nên mình không phải gánh bất kỳ khoản nợ nào” - Uyên tóm tắt lại quá trình sửa nhà. 

Đến đây hẳn nhiều người sẽ nghĩ việc sửa nhà của cô gái này quá dễ dàng và thuận lợi. Nhưng trên thực tế Uyên cũng có những khó khăn riêng, nhất là khi cô quyết định tự làm mọi thứ. Uyên tâm sự:

“Ngôi nhà là nơi gắn bó lâu dài, đôi khi cả đời nên mình thích được làm mọi thứ theo ý của bản thân. Vì vậy mình đã tự đảm nhận vai trò thầu xây dựng cho căn nhà này, tự làm mọi thứ từ khâu gọi thợ, lựa gạch, chọn nội thất,... Tuy mệt nhưng mình không hề cảm thấy vất vả mà ngược lại là rất vui. 

Bên cạnh đó mình cũng có những điều may mắn riêng trong quá trình sửa nhà. Đó là có một vài người bạn trong ngành xây dựng nên mình được hướng dẫn rất nhiều. Đó là sự giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình từ KTS của căn nhà. Anh ấy không ép buộc mình phải đi theo khuôn mẫu mà còn tư vấn, giúp mình lựa chọn màu sắc, nội thất phù hợp. Nhờ vậy mà bản thân mình đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức mới về ngành xây dựng và nhà cửa”.

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 4.

Phòng khách

Phòng ngủ

Suốt 1 năm sửa nhà, Uyên có vô số kỉ niệm đáng nhớ và ấn tượng nhất là lúc đang thi công thì bị phong tỏa, mọi thứ đều phải tạm ngừng. Đến khi tình hình dịch bệnh có dấu hiệu tích cực thì lại sát Tết Âm lịch, lúc đó Uyên đã rất lo không hoàn thiện được trước Tết. Nhưng nhờ sự cố gắng chạy nước rút của đội thợ, cô nàng đã có thể dọn vào ở đúng ngày 27 Tết.

Trong toàn bộ căn nhà, khu vực mà Uyên đặc biệt chú ý là căn bếp, thậm chí chi hơn 1 tỷ cho khu vực này với những món đồ đắt đỏ như 2 chiếc tủ lạnh 130 triệu, máy rửa bát 28 triệu, nồi cơm điện 12 triệu, bếp ga 70 triệu, máy hút mùi 50 triệu, lò nướng 50 triệu, lò hấp 39 triệu,... Các đồ dùng thông thường khác cũng có giá khiến nhiều người giật mình như thùng rác 8 triệu, bộ bát đĩa 28 triệu, dao thớt 22 triệu,... Ngoài ra thiết bị khuất hơn như hệ thống lọc nước, phụ kiện nhà bếp, máy nước nóng cũng đều có giá hàng trăm triệu đồng. 

Bên trong căn bếp của Ulee

Lý giải về sự mạnh tay này, cô nàng nói: “Mình là một người rất đam mê ẩm thực, thích ăn uống dù nấu không quá giỏi. Vì vậy mình muốn đầu tư không gian bếp thật chỉn chu để có thể bày biện thức ăn chụp ảnh và thoải mái tụ tập cùng bạn bè. Thêm nữa khi xem nội thất cho bếp và đồ dùng làm bếp, mình tìm được khá nhiều món đồ hay ho nên đã quyết định đầu tư căn bếp thật xinh và đầy đủ nhất”.

Ở các khu vực khác trong nhà, Uyên cũng đầu tư những món đồ tốt nhất và phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ba món đồ đắt nhất mà cô nàng dành cho căn nhà là ghế sofa phòng khách 208 triệu, nệm phòng ngủ 200 triệu và đèn hút mùi ở phòng ăn 169 triệu. 

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 7.

Bàn ăn với đèn hút mùi gần 170 triệu

“Mình là người khá kỹ tính khi lựa chọn đồ dùng trong nhà và hiếm khi chi tiền cho những món mà bản thân chưa tìm hiểu rõ. Thường thì trước khi mua bất cứ món đồ nào mình cũng nghiên cứu kỹ thông tin trên mạng, các hội nhóm hoặc hỏi thăm người quen để hiểu rõ về công dụng cũng như sự phù hợp của món đồ đối với nhà. Vì vậy trong nhà hầu như không có món đồ nào mà mình cảm thấy vô dụng hoặc không xứng đáng với giá tiền” - Uyên nói.

Lắp thiết bị PCCC khắp nhà, mua đồ đắt vì muốn bền và an toàn

Căn nhà thể hiện rất nhiều điều về chủ nhân, đặc biệt là tính cách và nhà của Uyên không phải ngoại lệ. Cô vốn mê style xinh xắn, nhí nhảnh, bày nhiều nội thất dễ thương nhưng cũng thích sạch sẽ, gọn gàng, không thích trong nhà có nhiều bụi. Vì vậy cô quyết định chọn phong cách Wabi Sabi để mỗi khi về nhà có cảm giác thoải mái nhất. Trong tương lai cô nàng có thể nghĩ đến việc thay đổi nội thất phòng riêng theo kiểu dễ thương nhưng vẫn sẽ giữ nguyên style của toàn bộ căn nhà. 

Nhà đẹp là yếu tố hàng đầu song nhà an toàn cũng cực kỳ quan trọng. Về chuyện phòng cháy chữa cháy (PCCC) và đảm bảo an toàn cho căn nhà, Uyên cho biết nhà mình ở khu dân cư, không quá đông người nên không gian xung quanh thoáng đãng. Khung nhà do chủ đầu tư thực hiện, những rủi ro ở phần này đã được tính toán từ trước nên cô khá an tâm.

Tuy nhiên Uyên vẫn rất cẩn thận khi sửa nhà: “Từ bé mình đã ấn tượng với việc ba mình chi số tiền không nhỏ chỉ để lắp đặt bộ phun nước chữa cháy trong nhà. Vì vậy khi làm nhà mình cũng lắp hệ thống an ninh (còi hú gắn ở cửa) và an toàn PCCC (bộ nước phun gắn trên trần) để bảo vệ cho bản thân cũng như căn nhà. Ngoài ra mình còn lắp thiết bị đo độ ẩm và nhiệt độ ở mỗi tầng để trong trường hợp có tình huống khẩn cấp, máy sẽ báo thẳng về điện thoại”

Riêng với đường điện trong nhà, cô cũng lưu ý để KTS thiết kế và thi công với độ an toàn cao, không sử dụng những sản phẩm, đồ điện quá công suất. 

Phòng thay đồ và trang điểm

Với các đồ đạc nói chung, Uyên luôn hướng đến giá trị an toàn và bền vững khi mua sắm. Cô thường lựa chọn sản phẩm đến từ thương hiệu lớn, được hãng bảo hành và có đầy đủ chứng chỉ về sự an toàn để an tâm về sản phẩm. 

Uyên hoàn toàn đồng tình với quan điểm chăm sóc nhà cửa, tạo không gian sống đẹp và thoải mái là một cách giúp người ta kiếm được nhiều tiền hơn. “Điều này giống với một câu mình tâm đắc, là 'an cư lạc nghiệp'. Thời đại bây giờ, mình nghĩ 'an cư' không nhất thiết phải mua nhà mà nhà thuê vẫn có thể 'an cư', miễn không gian đó mang lại cho họ lại cảm giác thoải mái, vui vẻ mỗi khi về nhà. Từ đó họ có thể an tâm để ‘lạc nghiệp’.

Hơn nữa mình nghĩ việc chăm sóc nhà cửa cũng như chăm sóc bản thân, là 1 cách yêu thương tâm hồn. Khi bước vào một ngôi nhà đơn giản và tươm tất thì tâm trạng vui vẻ, tinh thần tốt hơn và cảm giác ấm áp hơn. Nhiều hôm đi làm về mệt nhưng thấy nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp thì tất nhiên tâm trạng tốt hơn, mọi căng thẳng cũng không còn nữa”. 

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 9.

Về chuyện con gái tự lập và mạnh mẽ thường vất vả, Uyên bày tỏ: “Thực ra mình thấy bản thân không quá nổi bật so với mọi người xung quanh vì có rất nhiều người giỏi, độc lập và mạnh mẽ hơn. Nhưng may mắn là mình có một chỗ dựa vững chắc là gia đình nên dù tự lập có vất vả đến mấy thì mình cũng không cảm thấy quá nhiều áp lực”

Nhưng cũng chính vì có gia đình hỗ trợ vững vàng mà phía dưới những clip của cô gái 27 tuổi, nhiều người cho rằng Uyên là rich kid, nếu không có sự hậu thuẫn của gia đình thì khó mà sửa nhà được như vậy. Với những bình luận này Uyên nói: “Trong suốt quá trình sửa nhà mình luôn nhận được sự quan tâm lớn từ gia đình, đó là chỗ dựa tinh thần to lớn cho mình. Gia đình cũng ủng hộ một ít về vật chất, chủ yếu vẫn là do mình nhưng mình luôn cảm thấy may mắn khi có gia đình bên cạnh”

Không gian đầu tiên sau khi bước vào nhà có tủ đựng giày và tủ đựng những món đồ nhỏ trước khi ra khỏi nhà

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 11.

Giờng ngủ

Bố mẹ cho nhà, con gái đầu tư 7 tỷ sửa lại: Lắp nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 12.

Phòng tắm và WC

Cô gái chi 7 tỷ sửa nhà năm 25 tuổi: Lắp đầy nội thất đắt tiền, còn chuyện sống an toàn thì sao? - Ảnh 13.

Theo Huyền Trang

Phụ nữ số

Trở lên trên