MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Coronavirus khiến đối tác của Apple đẩy nhanh kế hoạch rời Trung Quốc và Việt Nam là cái tên được nhắc nhiều lần!

Việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã được tiến hành kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra. Và bây giờ dịch Covid-19 tiếp tục thúc đẩy quá trình này. Các quyết định của những công ty hàng đầu có thể định hình lại chuỗi cung ứng công nghệ.

Wistron Corp, một trong những đối tác sản xuất của Apple, trong tuần này cho biết công ty sẽ chuyển một nửa công suất sản xuất khỏi Trung Quốc trong vòng 1 năm. Tuyên bố này minh hoạ cho việc các nhà sản xuất buộc phải thay đổi chiến lược vì đã phụ thuộc vào một quốc gia.

Việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã được tiến hành kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đạt đỉnh vào năm ngoái. Và giờ dịch Covid-19 đang tiếp tục thúc đẩy quá trình đó. Các quyết định của những công ty như Wistron hay đối tác khác của Apple như Hon Hai Precision Industry Co. , Inventec Corp. và Pegatron Corp. có thể định hình lại chuỗi cung ứng công nghệ.

Wistron đang nhắm đến Ấn Độn, nơi mà họ đã sản xuất một phần iPhone, cùng với Việt Nam và Mexico. Họ đã dành ra 1 tỷ USD để đầu tư cho mở rộng sản xuất trong năm nay và năm tới.

"Nhiều khách hàng đã phản hồi với chúng tôi về việc này, và chúng tôi tin rằng đó là điều buộc phải làm", Simon Lin, Chủ tịch Wistron cho biết. Theo đó, khách hàng của Wistron cảm thấy hài lòng nếu tập đoàn có thể đẩy nhanh quá trình di dời khỏi sản xuất khỏi Trung Quốc. "Họ sẽ tiếp tục làm ăn với chúng tôi.

Pegatron – nhà lắp ráp iPhone cũng đang đa dạng hoá nơi sản xuất. CEO Liao Syh-jang cho biết hôm thứ 5 (26/3) rằng công ty hi vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019. Mặt khác, Pegatron cũng đang nhìn về Ấn Độ. Pegatron cũng đã đồng ý mua đất và một nhà máy ở phía Bắc Đài Loan hôm thứ 6 (24/3).

Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

Hơn bất kỳ nhà lắp ráp nào khác, Hon Hai (hay Foxconn) đã tận mắt nhận thấy cách Covid-19 khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào bế tắc. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô hình sản xuất toàn cầu, đã chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam, trong đó, nhà máy tại Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất iPhone từ năm 2019. "Coronavirus sẽ tạo ra một thế giới rất khác trong thập niên tới", ông Alex Yang, Giám đốc quan hệ nhà đầu tư Foxconn, cho biết.

Những điều này không có nghĩa Trung Quốc sẽ mất đi vị trí công xưởng sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu. Nguyên nhân các quốc gia khác khó lòng đáp ứng được mạng lưới cung ứng, nhận lực, hạ tầng hay quy mô thị trường như Trung Quốc. Mặt khác, việc di dời quy mô lớn cũng cần có thời gian để triển khai.

Cuối tháng 2, Tim Cook, CEO Apple cho biết công ty sẽ không nhanh chóng chuyển ra khỏi Trung Quốc chỉ vì đại dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

"Chúng tôi đang nói đến việc điều chỉnh một số thứ chứ không phải thay đổi toàn diện hay căn bản chuỗi cung ứng", ông nói.

Dù vậy, xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác.

Meiloon Industrial, doanh nghiệp sản xuất loa cho biết họ đang tìm nơi sản xuất thay thế và đẩy nhanh tiến độ chuyển sản xuất sang các nơi như Đài Loan và Indonesia.

Kinh nghiệm đối phó với đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc sẽ còn được truyền lại sau khi dịch Covid-19 lắng xuống. Theo đó, đặt ra câu hỏi về mô hình kinh doanh toàn cầu hoá của các tập đoàn hiện đại.

Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng thương mại Liên minh châu Âu đã gọi đây là một tiếng chuông cảnh báo. Theo ông Trung Quốc từng là nơi có cơ sở hạ tầng hoàn hảo cho sản xuất, mua bán. Tuy nhiên, đã đến lúc phải xem xét lại các kịch bản để đối phó với Trung Quốc trong tương lai.

    
        Coronavirus khiến đối tác của Apple đẩy nhanh kế hoạch rời Trung Quốc và Việt Nam là cái tên được nhắc nhiều lần! - Ảnh 1.     
    

Châu Nguyễn

Theo Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên