Coronavirus là một cú đánh vào ngành bán lẻ toàn cầu - không ngoại lệ ở Việt Nam
Phố xá thời coronavirus: trung tâm mua sắm vắng khách, cửa hàng bình dân đóng cửa, nhà hàng chờ mỏi mắt không thấy khách...
- 12-02-2020SARS khiến các hãng hàng không toàn cầu thiệt hại 7 tỷ USD, Coronavirus có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều cho cả Việt Nam và thế giới
- 12-02-2020Tấm biển "Cố lên Vũ Hán", "Hãy quay lại sớm nhé",... và nỗi khổ của ngành du lịch, bán lẻ giữa dịch coronavirus
- 11-02-2020The Guardian: Không phải nền kinh tế châu Á nào, đây mới là quốc gia có khả năng thiệt hại lớn nhất vì "thiên nga đen" coronavirus
Trên khắp Trung Quốc, nơi bùng phát coronavirus, các trung tâm mua sắm đã bị đóng cửa. Trong các cửa hàng mỹ phẩm của Seoul, các cửa hàng bách hóa lộng lẫy ở quận Ginza, Tokyo và các cửa hàng sang trọng của Paris, khách du lịch Trung Quốc cũng vắng đi trông thấy.
"Phụ thuộc vào người tiêu dùng Trung Quốc là một điểm yếu sắp bị phơi bày hoàn toàn", một nhà phân tích tại Jefferies, đã viết trong một ghi chú cho khách hàng.
Burberry, nơi tạo ra 40% doanh số từ các cửa hàng của Trung Quốc, hôm 7/2 đã cảnh báo virus này đang gây thiệt hại tới 80% doanh số tại các cửa hàng hiện còn mở ở Trung Quốc, trong khi hơn 1/3 cửa hàng của họ đã phải đóng cửa.
Điều tồi tệ hơn là dịch bệnh đã bùng phát vào Tết Nguyên đán - một trong những mùa du lịch và mua sắm lớn nhất đối với người Trung Quốc. Năm ngoái, người mua sắm đã chi 1 nghìn tỷ CNY (143 tỷ USD) trong tuần lễ Tết.
Thương hiệu Nhật Bản có thể là những công ty gặp khó khăn nhất. Nhà điều hành Shiseido và Uniqlo, Fast Retailing Co., mỗi công ty tạo ra khoảng 1/5 doanh số từ thị trường Trung Quốc. Tại Nhật Bản, họ cũng hưởng lợi từ khách du lịch Trung Quốc, những người chi tiêu gần gấp đôi so với các du khách nước ngoài khác.
"Trong các cửa hàng bách hóa, cửa hàng thuốc, cửa hàng miễn thuế, rõ ràng chúng ta đang thấy thiệt hại rõ ràng đến doanh số bán hàng của chúng tôi từ việc khách du lịch Trung Quốc suy giảm", CEO Shikoido Masahiko Uotani cho biết.
Jason Yu, giám đốc quản lý tại Kantar, một công ty tư vấn về xu hướng tiêu dùng nói với Bloomberg, các mô hình chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ có tác động đến xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Không ai có thể tránh khỏi tác động trong một môi trường toàn cầu hóa như vậy.
Đối với Việt Nam, tác động của coronavirus đối với hoạt động bán lẻ (tiêu dùng cá nhân) trong nước được TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo sẽ có là hai chiều, tuy nhiên tác động tiêu cực nhiều hơn.
Thứ nhất, dịch bệnh sẽ tác động đến tâm lý của người dân, theo đó người dân sẽ có xu hướng phòng thủ, tiết kiệm, hạn chế chi tiêu, làm ảnh hưởng đến sức mua, khiến tiêu dùng cá nhân (tương đương 74% GDP của Việt Nam năm 2018) dự báo sẽ giảm trong ngắn hạn.
Thứ hai, dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình khi các lễ, hội, tụ tập bị dừng tổ chức hoặc thu hẹp quy mô, đặc biệt là sau dịp Tết; trong đó có nhiều lễ hội thu hút hàng triệu khách du lịch. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số ngành nghề dịch vụ, kinh doanh phục vụ trực tiếp lễ hội (ăn uống, vận tải, du lịch, lữ hành…v.v), từ đó ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ.
"Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thể tiếp tục mua sắm trực tuyến, điều này chắc chắn sẽ giúp chống lại tác động tiêu cực của coronavirus", Giám đốc điều hành hãng mỹ phẩm khổng lồ Pháp Jean-Paul Agon cho biết.
Trí Thức Trẻ
- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19