Cử tri Anh hối tiếc vì đã bỏ phiếu cho Brexit, nhiều người không biết EU là gì
Một kết quả trên Google cho thấy, sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc rất nhiều người đã lên Google để tìm hiểu EU là gì. Rõ ràng đó là một câu hỏi phức tạp và đòi hỏi một quá trình nghiên cứu sâu mới có thể hiểu rõ thay vì chỉ sử dụng công cụ Google để tìm kiếm câu trả lời. Vậy thì họ đã bỏ phiếu cho cái gì ?
- 24-06-2016Những biểu đồ đáng sợ của ngày lịch sử 24/6
- 24-06-2016Vừa mở cửa, Dow Jones "bốc hơi" 500 điểm
- 24-06-2016Chào mừng tới thế giới hậu Brexit
Vài giờ sau khi bỏ phiếu rời đi, người dân Anh mới "điên cuồng" lên Google tra EU là gì?
Cả thế giới đang quay cuồng sau khi cuộc trưng cầu dân ý chưa từng có trong tiền lệ công bố kết quả bất ngờ. Theo đó người dân nước Anh quyết định sẽ rời khỏi EU. Trong khi các nhà lãnh đạo phe "ra đi" đang hân hoan trên niềm vui chiến thắng thì người dân Anh có vẻ như vẫn chưa ý thức được điều gì đã xảy ra và thực tế họ đã bỏ phiếu cho điều gì.
Thức dậy với đồng bảng giảm xuống mức thấp nhất 30 năm, cử tri Anh đang phải đối mặt với những cú sốc cực mạnh trong nền kinh tế mà các nhà phân tích cho rằng sẽ lao dốc mạnh trước khi đủ lâu để hồi phục. Không những thế, hậu quả của kết quả cuộc bỏ phiếu còn làm chấn động toàn cầu thậm chí tại nền kinh tế mạnh như Mỹ.
Bắt đầu phiên giao dịch tại Mỹ ngày 24/6 (tính theo giờ Mỹ), chỉ số Dow Jones đã bốc hơi 500. Giới chức sàn giao dịch chứng khoán New York đã phải tăng mức ngừng giao dịch tự động để cắt lỗ giảm sâu trên thị trường chứng khoán.
Nhiều cử tri bỏ phiếu đã tiếc nuối vì bỏ phiếu cho Brexit. "Mặc dù tôi đã bỏ phiếu cho Brexit nhưng sáng nay ngủ dậy tôi quá bàng hoàng vì những gì đã xảy ra." Một người phụ nữ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ITV cho biết. "Nếu có cơ hội làm lại từ đầu, tôi sẽ bỏ phiếu ở lại."
Google vừa tung ra một báo cáo cho thấy tình trạng hỗn loạn không chỉ là một vài cá nhân mà là cả một bộ phận cử tri không nắm rõ được rằng mình đã bỏ phiếu cho những cái gì.
Theo đó, Google chỉ ra rằng có một số lượng tìm kiếm tăng vọt liên quan đến bỏ phiếu nhưng bên cạnh những câu hỏi về cách thức đi bỏ phiếu. Khoảng 1 giờ sáng giờ Việt Nam tức 8 tiếng sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc ở Anh, lượt tìm kiếm với cụm từ "Điều gì sẽ xảy ra nếu Anh rời EU" tăng gấp 3.
Người Anh không chỉ mù mờ về những gì xảy ra nếu họ rời EU. Nhiều người còn thậm chí không biết chính xác EU là gì. Rõ ràng đó là một câu hỏi phức tạp và đòi hỏi một quá trình nghiên cứu sâu mới có thể hiểu rõ thay vì chỉ sử dụng công cụ Google để tìm kiếm câu trả lời.
Đến tối ngày hôm qua, một dòng quote thể hiện nỗi bức xúc của những người trẻ về quyết định của những người già - nhóm đông đảo nhất ủng hộ cho Anh rời EU đã được chia sẻ rầm rộ. Sự ra đi của Anh không chỉ phân cách Anh và EU mà còn là người dân nước Anh, giữa thế hệ người trẻ và thế hệ người già.
"Đó là cú đánh cuối cùng từ những người già. Họ nhận được việc làm tại chính phủ với mức lương đảm bảo tăng cùng trợ cấp về hưu và được hưởng lợi từ bất động sản trước đây mua được với giá rẻ. Họ qua cầu rút ván bằng cách xoá bỏ những gì đã đem lại thịnh vượng cho họ. Và đây là hành động cuối cùng của họ - đốt cháy nền kinh tế trước khi chết."
Theo thống kê, nhóm người đóng vai trò then chốt ủng hộ ra đi là từ độ tuổi từ 50 trở lên.