Cuộc cách mạng mới trong chế độ ăn uống từ “xứ sở trường thọ”: Ăn nhiều cá hơn khi còn trẻ và ăn nhiều thịt hơn khi về già!
Là quốc gia đi đầu về tỷ lệ tuổi thọ, Nhật Bản được biết đến là đất nước "lười tập thể dục" nhưng vẫn khỏe mạnh, tất cả là nhờ chế độ ăn uống này.
- 16-06-2021Thua một trận, thắng cả chiến dịch: Và lịch sử bóng đá Việt Nam vẫn đang được viết tiếp!
- 16-06-2021Khách sạn 5 sao cũng “gồng mình” qua mùa dịch: Sofitel Legend Metropole, JW Marriott Hanoi giao đồ ăn tận nhà, Sheraton Saigon mở lớp dạy nấu ăn cho trẻ em
- 16-06-2021Chuyện đời buồn của "đại gia du lịch" Đài Loan nức tiếng một thời: Mất tất cả vì bất động sản đến mức phải đi bán gà chiên, trả gần hết nợ thì đột ngột qua đời vì làm việc quá sức
Ẩm thực Nhật Bản được biết đến với chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Trên bàn ăn của người Nhật có rất nhiều món ăn kèm khác nhau, mỗi người sẽ tự kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Thói quen ăn uống trong ẩm thực Nhật Bản còn được gọi là "phép màu của các món ăn kèm", có tác dụng ngăn chặn lượng calo nạp vào cơ thể.
Đại đa số người Nhật ăn cơm và các món ăn xen kẽ nhau nên cơm sẽ không bị ăn quá nhiều, đây có thể lý giải vì sao họ ít bị béo phì.
Trước đây, trên bàn ăn của người Nhật các món ăn khá đơn giản, mọi người đều ăn cơm với súp miso và dưa chua, tuy ít nhưng dinh dưỡng được đảm bảo cân bằng. Sau này, thực đơn tại xứ sở hoa anh đào bắt đầu đa dạng và có nhiều thịt hơn.
Năm 2016, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ đã tổ chức "Hội thảo quốc tế dự báo" với chủ đề "Dự báo về xã hội giảm thiểu rủi ro và lão hóa trong tương lai". Tại hội nghị, các học giả từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau phân tích về những ưu điểm của ẩm thực Nhật Bản.
Nhật Bản có dân số hơn 100 triệu người và thường xuyên lọt vào top 3 quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho rằng người Mỹ tiêu thụ quá nhiều chất béo và chưa chú trọng đến việc cân bằng dinh dưỡng. Vào thời điểm đó, chế độ ăn của người Nhật được đưa ra như một gợi ý dành cho Hoa Kỳ.
Từ thời Taisho đến thời Showa, các món ăn truyền thống của Nhật Bản có thể kể đến cơm, súp miso và dưa chua và món ăn chủ yếu là cá muối khô. Khi đó, các món ăn có nhiều carbohydrate và muối, nhưng ít protein và chất béo.
Với sự du nhập của ẩm thực phương Tây từ nước ngoài, ẩm thực Nhật Bản hiện nay cũng được pha trộn với các nguyên liệu và cách ăn theo phong cách nước ngoài. Do được bổ sung chất đạm và chất béo động vật nên những khuyết điểm của ẩm thực truyền thống Nhật Bản được cải thiện.
Trong chế độ ăn uống của người Nhật, carbohydrate chiếm 50 đến 60% calo, chất béo chiếm 25 đến 30%, và protein chiếm 15 đến 20% phần còn lại. Có một lưu ý rằng ẩm thực truyền thống không phải là lý do chính giúp người Nhật trường thọ mà là ẩm thực Nhật Bản được phương Tây hóa.
Trong phần thảo luận tại hội nghị, các nước Đông Âu và các nước thường ăn sữa chua đưa ra quan điểm "sữa chua là một món ăn tốt cho sức khỏe". Không thể phủ nhận những công dụng của sữa chua, nhưng chỉ những món ăn cụ thể thì không thể quyết định được sức khỏe và tuổi thọ. Sự cân bằng dinh dưỡng tổng thể phải bao gồm các thành phần đa dạng mới là điểm cốt lõi.
Trên thực tế, những quốc gia thường ăn sữa chua không hẳn là những quốc gia trường thọ. Mặc dù nhiều người ở các quốc gia ăn sữa chua sống lâu hơn, nhưng tuổi thọ trung bình của toàn bộ dân số của họ lại không cao.
Ẩm thực Nhật Bản được phương Tây hóa cũng bao gồm các sản phẩm từ sữa sữa chua nhưng được kết hợp với thịt, cá, rong biển, rau, trái cây và các thành phần khác. Đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản phương Tây là lượng thức ăn không quá nhiều và cân bằng dinh dưỡng.
Mặc dù người Nhật nổi tiếng về tuổi thọ trên thế giới, nhưng các thế hệ khác nhau cũng có xu hướng ăn uống khác nhau. Mới đây, các chuyên gia đã khám phá ra rằng người trẻ ăn nhiều cá, và người già ăn nhiều thịt hơn.
Theo dữ liệu dịch tễ học, thế hệ thứ hai của những người Nhật Bản di cư từ Nhật Bản đến Hawaii có tuổi thọ cao nhất. Khi nghiên cứu thế hệ thứ hai của người Nhật ở Hawaii, một số nhà nghiên cứu cho rằng "người Nhật (sống ở Nhật) nên bổ sung thêm một chút chất đạm và chất béo".
Mặc dù có sự khác biệt về chế độ ăn uống do vùng miền, các thế hệ khác nhau cũng có sự khác biệt về xu hướng ăn uống. Nếu người già ăn nhiều thịt và người trẻ ăn nhiều cá thì dinh dưỡng sẽ được cân bằng. Tỷ lệ cá và thịt tốt nhất là 1-1.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Y tế Trường thọ Quốc gia, giá trị EPA và DHA ở dầu cá vượt quá nồng độ trong máu sẽ có hại cho sức khỏe.Vì vậy, người trẻ được khuyến khích ăn nhiều cá hơn so với những người cao tuổi.
Bài viết được trích từ "Bác sĩ y khoa Nhật Bản dạy bạn một cuộc cách mạng mới trong chế độ ăn uống" của Phó Giám đốc Viện nghiên cứu của Trung tâm Y tế Trường thọ và Sức khỏe Thủ đô Tokyo).
Nguồn: Abolouwang