‘Cứu tinh’ từ Trung Quốc đổ bộ giúp Việt Nam lên ngôi vương thế giới ở ngành hàng này: Là món hàng cực hiếm quốc gia sở hữu, 2 tháng xuất 10.000 tấn
Hiện Việt Nam chiếm đến 17% sản lượng toàn cầu và xuất khẩu đứng đầu thế giới.
- 02-04-2024Đây là mặt hàng có bao nhiêu Trung Quốc thu mua bấy nhiêu: Việt Nam thu gần 150 triệu USD trong 2 tháng, Mỹ tăng nhập khẩu hơn 200%
- 30-03-2024Nga ưu ái xuất sang Việt Nam báu vật đang khiến châu Âu ‘đau đầu’: Giá rẻ áp đảo các đối thủ, nước ta chi gần 300 triệu USD mua hàng
- 24-03-20243 cường quốc của thế giới cùng ‘tranh giành’ một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta đứng top 3 toàn cầu, thu gần nửa tỷ đô chỉ trong 2 tháng
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 2/2024, nước ta đã nhập khẩu 786 tấn quế với kim ngạch đạt 1,7 triệu USD, tăng mạnh 113% về sản lượng so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu cán mốc 1.154 tấn quế với kim ngạch đạt 2,6 triệu USD, giảm 77,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc gia cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam chiếm lần lượt 675 tấn và 330 tấn.
Trước đó trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 14.806 tấn quế, kim ngạch đạt 37,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 lượng nhập khẩu giảm 28%. 2 nhà cung cấp chủ đạo vẫn là Trung Quốc và Indonesia chiếm lần lượt 81,2% và 12,6% đạt 12.017 tấn và 1.869 tấn.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu quế của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt 10.472 tấn với kim ngạch đạt 30 triệu USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong tháng 2, xuất khẩu quế đạt 4.020 tấn với kim ngạch đạt 11,6 triệu USD.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam, tuy nhiên so với cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 30,3%, đạt 3.197 tấn. Mỹ thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với 1.274 tấn. Tín hiệu khởi sắc là xuất khẩu quế sang thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng 12,7%, đạt 1.235 tấn, đặc biệt xuất khẩu sang Vương quốc Anh tăng mạnh với mức tăng 94,4%.
Quế là mặt hàng Việt Nam vừa chính thức lên ngôi vương của thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu và là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới.
Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay. Trong năm 2023, xuất khẩu quế thu về 260,9 triệu USD với 89.383 tấn quế, tăng 14,6% về lượng nhưng giảm 10,7% về kim ngạch so với năm 2022.
Cây quế là loài cây chỉ có rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc. Quế phân bố hầu khắp các vùng trên khắp nước ta nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có cách gọi tên khác như Quế Yên Bái, Quế Qùy, Quế Quảng, Mạy quế (Tày)… sản phẩm quế từ Việt Nam đạt chất lượng vượt trội hơn so với quế từ Trung Quốc và Indonesia nên thường có giá cao hơn các quốc gia này.
Nhiều phân tích cho thấy, trong vòng 10 năm tới, thị trường gia vị organic thế giới sẽ tăng trưởng ít nhất 4,6% mỗi năm và đạt tổng giá trị 15 tỷ USD. Riêng thị trường quế, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam khi quế là loại gia vị rất được yêu thích tại các nước.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thu 1 tỷ USD/tháng, 'kho báu dưới nước' đưa Việt Nam thành 'ông trùm' đứng thứ 3 thế giới: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc mạnh tay săn lùng
- Bị Trung Quốc hạn chế, Nhật Bản sốt sắng tìm đến một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 300%, thu về hàng chục triệu USD
- Lào, Trung Quốc mê mệt loại quả 'nhỏ nhưng có võ' này: Việt Nam sở hữu 2 vựa khổng lồ, sản lượng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn
- Loại củ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại hiếm có khó tìm trên thế giới: Thu về gần 45 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ liên tục săn lùng
- Một loại gia vị đắt thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam có rất nhiều: Trồng trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Hà Lan đua nhau săn lùng