Đại biểu Dương Trung Quốc: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" trước nguy cơ kinh tế phụ thuộc Trung Quốc
Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng trong quan hệ thương mại, song doanh nghiệp Việt Nam có đủ khôn ngoan, và bản lĩnh để làm ăn với nước lớn hay không?
- 15-02-2016Những con số không thể bỏ qua về quan hệ Thương mại Việt Nam – Trung Quốc
- 09-06-2015Thấy gì từ chênh lệch số liệu thương mại Việt Nam - Trung Quốc?
- 15-04-2014Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc
- 16-10-2013Hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc
Câu hỏi trên được ông Dương Trung Quốc , đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đặt ra với chúng tôi khi trao đổi về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc và những nguy cơ nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng bị phụ thuộc vào nước này.
Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lo ngại trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc. Vậy quan điểm ông về vấn đề này?
Tình trạng quan hệ kinh tế Việt Nam với Trung Quốc, rõ ràng ta luôn nhìn Trung Quốc là quốc gia nhiều tiềm năng nếu ta biết khai thác. Nhưng sự buông lỏng quản lý, làm hỗn loạn thị trường, và câu hỏi ta có lệ thuộc kinh tế không là câu hỏi chính đáng mà nhân dân đặt ra.
Từ chuyện đấu thầu thôi, Trung Quốc cũng là nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, song việc ta có thu hút được công nghệ cao không, hay lại bị những yếu tố mà trước hết là "tiên trách kỷ hậu trách nhân" chi phối, để cho hàng hóa chất lượng thấp tràn vào, là do chúng ta. Người dân mà không cảnh giác, chỉ ham rẻ thì đôi khi ta tiếp tay cho hiện tượng này.
Nếu để nói một câu chúng ta có phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc hay không, thì ông sẽ nói gì?
Ta phải nhận thấy rằng Trung Quốc có tiềm năng lớn, song chúng ta có đủ sự khôn ngoan bản lĩnh để làm ăn với nước lớn như thế không? Hay ta bị lợi ích trước mắt, lợi ích ngắn hạn và thậm chí cả lợi ích nhóm trước những yếu tố tiêu cực, gây tác động tiêu cực đến kinh tế đất nước.
Vấn đề là ở vai trò quản lý của Nhà nước và ý thức của người dân. Do đó, phải biết tập hợp lực lượng, không bài ngoại mà phải luôn cảnh giác và quan tâm đến nền kinh tế quốc dân, đó là lợi ích lâu dài của đất nước.
Gần đây chúng ta tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Ông có cho rằng đây sẽ là cơ hội để Việt Nam cân bằng lại kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc?
Các hiệp định thương mại tự do giúp ta mở rộng thị trường và môi trường để hoạt động. Song đòi hỏi Việt Nam phải có đủ năng lực hội nhập, khai thác mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của mình.
Rõ ràng với không gian rộng lớn như thế Việt Nam có ưu thế hơn cả. Ngay việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đến Việt Nam làm ăn, tiếp nhận vị thế lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, là điều mà chúng ta phải suy nghĩ để biết cách khai thác, chứ không một lần nữa ta cũng chỉ là người gia công, làm thuê.
Tôi cho rằng vai trò của Nhà nước là rất lớn, vừa đảm bảo cam kết quốc tế, vừa ngăn chặn tác động để người dân tổ chức tham gia hoạt động kinh tế chủ động và đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.