Đại biểu QH đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân vì sao số doanh nghiệp giải thể tăng cao
Đại biểu Tiến đề nghị "Chính phủ chỉ rõ nguyên nhân tại sao doanh nghiệp phát triển chững lại và số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thế lại tăng rất cao trong khi Chính phủ đang nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh …Với đà phát triển như hiện nay mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp có đạt được không?"
- 26-10-2018Doanh thu từ công nghệ thông tin gấp đôi ngành ô tô nhưng trình độ phát triển CNTT nước ta còn tụt hậu rất xa
- 26-10-2018Đại biểu Quốc hội cảnh báo chuyện quản lý của Bộ GTVT từ dự án 34.000 tỷ vừa mưa đã hỏng
- 25-10-2018Xăng, dầu gây áp lực lên giá hàng hoá cuối năm
Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ 2016-2020. Tham gia phát biểu, Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đã đề cập đến vấn đề giải thể doanh nghiệp.
Theo Đại biểu Tiến, trong 9 tháng số doanh nghiệp thành lập mới tăng thấp 2,8%, cùng kỳ tăng 15,4%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 48,1% cùng kỳ tăng 9,1%; số doanh nghiệp giải thể tăng 32,1% trong khi cùng kỳ tăng 4,4%. Như vậy cứ 100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có 77 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.
Đại biểu Tiến đề nghị "Chính phủ chỉ rõ nguyên nhân tại sao doanh nghiệp phát triển chững lại và số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể lại tăng rất cao trong khi Chính phủ đang nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh …Với đà phát triển như hiện nay mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp có đạt được không?"
Cũng tại buổi thảo luận, Đại biểu Tiến bày tỏ mong muốn Chính phủ giải trình rõ động lực tăng trưởng GDP 2018 do đâu, trong khi một số chỉ tiêu như dịch vụ, tăng năng suất lao động, đóng góp các nhân tố tổng hợp thấp hơn năm 2017 và không đạt mục tiêu năm 2018; giải ngân vốn ngân sách 3 năm chưa năm nào đạt mục tiêu...
Ngoài ra, về dự kiến một số chỉ tiêu năm 2019 với chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu từ 7-8% theo đại biểu Tiến cần xem xét thêm vì trong mấy năm qua chỉ tiêu này đều tăng trên 10%, mặt khác mục tiêu đến năm 2020 đạt 10% do vậy cần nâng tỷ lệ này lên từ 9-10% là hợp lý. Với chỉ tiêu về tỷ lệ nhập siêu với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt dưới 3% cũng cần xem xét thêm vì 3 năm trở lại đây là xuất siêu do vậy nên để xuất siêu cho phù hợp với thực tiễn.
Ông Tiến cũng đề nghị quan tâm thêm một số nội dung nhằm khắc phục, cụ thể xác định lại mức dự toán thu ngân sách tại một số địa phương, đơn vị cho phù hợp với mức thu thực tiễn trong những năm gần đây; cần khắc phục những hạn chế, bất cập trong đầu tư công để đảm bảo trong việc giải quyết, giải ngân hết trong năm kế hoạch, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nâng cao chất lượng dự án quốc gia nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư; tập trung nắm bắt và giải quyết những tháo gỡ cho doanh nghiệp,...
Thời Đại
- Quốc hội quyết chi ngân sách Trung ương 2019 hơn 1 triệu tỷ đồng
- Chi 16.200 tỷ đồng cải cách tiền lương, tinh giản biên chế trong 2019
- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chúng ta có nhiều bài học 'xương máu'
- Chiều nay Quốc hội biểu quyết thông qua CPTPP
- Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Không thể có đại học vô chủ!"