Đàn ông dù giàu hay nghèo cũng đừng tiết kiệm việc ăn uống: Có 3 loại “vàng mười” cần ăn thường xuyên để tăng testosterone, sức khỏe tốt
Đây đều là những thực phẩm được ví như “vàng mười” dành cho nam giới, hỗ trợ khắc phục các vấn đề suy nhược cơ thể, đau lưng, suy giảm sinh lực và tình trạng hư tổn khí huyết.
- 01-10-2024Sao nữ đẹp nhất “Sex and the city” U50 mới làm mẹ nhưng đã gây bất ngờ khi kiên quyết dạy con 1 điều
- 29-09-2024Tuổi thọ dài hay ngắn có thể biết được bằng cách đi bộ? 8 đặc điểm khi đi bộ báo hiệu bệnh tật, mong bạn không có
- 25-09-2024Thứ tốt ở lợn thường bị bỏ đi nhưng lại là cao thủ "quét sạch" độc tố, hàm lượng sắt dồi dào, người già trẻ nhỏ ăn đều rất bổ
1. Cá chạch
Cá chạch là loài thủy sản giàu chất đạm được nhiều người mệnh danh là "nhân sâm dưới nước" và thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y. Với vị thịt dai và ngọt, cá chạch trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cá chạch là nguồn thực phẩm giàu đạm, canxi, phốt pho và ít mỡ. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cá chạch bao gồm 16,9g đạm, 2g chất béo, 16,9mg canxi cùng nhiều khoáng chất và vitamin khác. Cá chạch không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt phù hợp cho người suy dinh dưỡng, mới ốm dậy.
Tại nhiều vùng quê, cá chạch được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, thậm chí còn được phơi khô để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, khi chế biến, cá cần được làm sạch kỹ lưỡng bằng giấm, muối hay tro bếp để loại bỏ nhớt và giảm mùi tanh.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cũng đánh giá cao giá trị của cá chạch đối với sức khỏe. Ông cho biết, cá chạch có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dương, giúp chữa các bệnh viêm gan, vàng da, mụn nhọt và suy giảm sinh lực ở nam giới. Ngoài ra, người mắc bệnh gan thận mạn tính cũng có thể sử dụng cá chạch để cải thiện sức khỏe.
Theo y học hiện đại, cá chạch còn có khả năng tăng cường sức đề kháng, lưu thông khí huyết và kích thích enzym tiêu hóa, từ đó giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như hen suyễn hay suy giảm sinh lực.
2. Thịt dê
Theo các tài liệu Đông y như Hải Thượng Lãn Ông và Y học Tùng thư, thịt dê được xem là một loại thực phẩm có vị ngọt, tính nóng và không gây độc hại. Thịt dê có tác dụng tăng cường dương khí, làm ấm cơ thể và giúp an thần. Việc sử dụng thịt dê đều đặn, khoảng 30-40g mỗi ngày, có thể giúp khắc phục các vấn đề về suy nhược cơ thể, đau lưng, suy giảm sinh lực, và tình trạng hư tổn khí huyết.
Thịt dê có tác dụng tăng cường dương khí, làm ấm cơ thể và giúp an thần.
Thịt dê thường được chế biến chưa chín hẳn, kết hợp với các loại gia vị như gừng, hành, tỏi và hẹ. Đây đều là những thực phẩm có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm ấm cơ thể. Đặc biệt, tỏi và hẹ giúp tăng cường thận khí, kết hợp với thịt dê có thể hỗ trợ điều trị thận suy, đau lưng, và suy giảm chức năng sinh lý.
Bên cạnh đó, thịt dê còn chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là Riboflavin và B12, có tác dụng bổ máu và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, hàm lượng đạm cao trong thịt dê cũng giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược.
Theo bác sĩ Phạm Quốc Toán, giảng viên Bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội, thịt dê giàu dinh dưỡng với 17,5% protein và 40% lipid trong mỗi 100g. Thịt dê có tác dụng trợ dương, bổ huyết và chữa trị các bệnh lý như lao phổi và suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, cần hiểu rằng tính "trợ dương" của thịt dê không chỉ liên quan đến sinh lý mà còn liên quan đến việc bồi bổ cơ thể một cách toàn diện nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.
Dù vậy, do thịt dê có hàm lượng đạm và mỡ cao, người bị rối loạn chuyển hóa lipid hoặc cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ. Những người này cần tránh ăn quá nhiều trong một bữa hoặc trong thời gian ngắn để bảo vệ sức khỏe.
3. Hải sản
Hàu được xem là thực phẩm giàu kẽm, với hàm lượng lên đến 47,8 mg trong 100g, cao hơn nhiều so với thịt (5,2 mg) và cá (0,8 mg). Nhờ vậy, hàu trở thành lựa chọn lý tưởng giúp nam giới tăng cường sinh lực. Không chỉ chứa kẽm, hàu còn giàu selenium, một chất chống oxy hóa quan trọng và cung cấp các loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, D, cùng axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn hàu đã được chế biến chín, như hấp, luộc, nướng hoặc nấu cháo, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ các loại vi khuẩn có hại như Vibrio khi ăn hàu sống.
Không chỉ chứa kẽm, hàu còn giàu selenium, một chất chống oxy hóa quan trọng và cung cấp các loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, D, cùng axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe.
Sò huyết cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe nam giới nhờ vào hàm lượng kẽm, đạm và magie phong phú. Theo tính toán, 100g sò huyết cung cấp khoảng 13,4 mg kẽm, giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone testosterone, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng. Tương tự hàu, sò huyết cũng nên được ăn sau khi đã chế biến chín như xào, nướng, hấp hoặc nấu cháo.
Bên cạnh đó, bào ngư cũng là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, chứa 17,5g đạm, 0,75g chất béo và 84,7 mg cholesterol trong mỗi 100g. Ngoài ra, bào ngư còn cung cấp nhiều vitamin nhóm B cùng các khoáng chất và vi lượng có lợi khác. Bào ngư không chỉ hỗ trợ lưu thông máu, bổ thận, chống suy nhược mà còn tốt cho cả nam và nữ giới, giúp tăng cường sức khỏe sinh lý. Loại hải sản này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như cháo, súp hoặc hấp bào ngư.
(Tổng hợp)
Đời sống pháp luật