Tuổi thọ dài hay ngắn có thể biết được bằng cách đi bộ? 8 đặc điểm khi đi bộ báo hiệu bệnh tật, mong bạn không có
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ nhất định giữa việc đi bộ và tuổi thọ.
- 27-09-2024Sao nữ "đẹp nhất Tây Du Ký" U75 vẫn sở hữu vóc dáng thon gọn, trẻ khỏe bất ngờ: Bí quyết nằm ở 1 môn thể thao
- 25-09-2024Thứ tốt ở lợn thường bị bỏ đi nhưng lại là cao thủ "quét sạch" độc tố, hàm lượng sắt dồi dào, người già trẻ nhỏ ăn đều rất bổ
- 22-09-2024U70 nhưng mật độ xương như tuổi 30: Bác sĩ tiết lộ 4 thói quen mà ai cũng nên học hỏi
Tất cả chúng ta đều tin rằng tuổi thọ có liên quan mật thiết đến sinh hoạt, quá trình nghỉ ngơi và chế độ ăn uống… Tất cả những điều này đều có tiêu chuẩn nhất định. Nhưng trên thực tế, chúng ta còn có thể nhận thấy rằng một hành vi trong cuộc sống hàng ngày thực ra có liên quan mật thiết đến tuổi thọ, đó là đi bộ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người đi bộ càng nhanh thì tuổi thọ của người đó sẽ càng dài.
Đại học Leicester ở Anh đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu trong 7 năm về tốc độ đi bộ và chỉ số khối cơ thể của 475.000 người, đồng thời phân tích các mô hình dữ liệu liên quan để ước tính tuổi thọ của đối tượng nghiên cứu. Theo kết quả thu được, họ ước tính những người đi bộ tương đối nhanh có tuổi thọ trung bình dài hơn khoảng 15 đến 20 năm so với những người khác.
Một nghiên cứu thực nghiệm khác về tốc độ và tuổi thọ của 35.000 người trên 65 tuổi cho thấy cứ tăng tốc độ đi bộ của đối tượng lên 0,1 mét/giây thì nguy cơ tử vong có thể giảm 12%.
Đại học Pittsburgh ở Hoa Kỳ cũng tiến hành một thí nghiệm liên quan và phát hiện ra rằng, tuổi thọ thực tế của những người cao tuổi đi bộ nhanh hơn 0,8 mét/giây thường dài hơn tuổi thọ dự kiến của họ.
Vậy nguyên nhân đằng sau là gì? Trên thực tế, việc đi bộ nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải huy động 60% đến 70% nhóm cơ của cơ thể con người, bao gồm sự phối hợp hoàn hảo của xương, cơ bắp, hệ thần kinh và các hệ thống khác. Do đó, để đi bộ trơn tru, cơ thể tiêu tốn không ít năng lượng.
Chúng ta đều biết rằng những người có sức khỏe tốt thường đi bộ nhanh, trong khi những người yếu đuối hoặc mắc bệnh tiềm ẩn thì không thể đi nhanh và vững vàng. Có thể thấy rằng tốc độ đi bộ có thể phản ánh tình trạng thể chất của một người ở một mức độ nhất định và do đó có khả năng dự đoán nhất định về tuổi thọ.
Những vấn đề khi đi lại có thể là dấu hiệu của bệnh tật
1. Đau lòng bàn chân khi đi lại, cảnh giác với cơn đau thắt ngực
Đau như kim châm ở lòng bàn chân cũng là một trong những triệu chứng ban đầu cảnh báo các cơn đau thắt ngực. Mặc dù triệu chứng này ít phổ biến hơn nhưng không nên bỏ qua vì tim có thể phát ra âm thanh báo động theo những cách không mong muốn.
2. Nếu bạn bị đau răng hoặc đau quai hàm khi đi bộ, hãy cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có thể biểu hiện dưới dạng đau răng hoặc đau hàm dưới. Cơn đau răng này liên quan đến chuyển động của cơ thể - người bệnh không cảm thấy đau khi ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng khi cử động sẽ cảm thấy đau rõ rệt, thậm chí cơn đau sẽ không dừng lại.
3. Đi như cây kéo, cẩn thận nhồi máu não
Khi đi có cảm giác như vẽ vòng tròn, tư thế đi như cây kéo, đầu gối 2 chân luôn sát nhau, dáng đi bất thường này có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu não
4. Nếu một tay không thể vung tự nhiên khi đi lại, hãy cảnh giác với hội chứng Parkinson
Khi đi lại, nếu đột nhiên xảy ra tình trạng một tay vung bình thường nhưng tay kia không thể vung tự nhiên, tư thế đi không cân xứng này có thể là một trong những triệu chứng của hội chứng Parkinson.
5. Đi như say, coi chừng teo tiểu não
Chức năng chính của tiểu não con người là duy trì sự cân bằng của cơ thể, điều chỉnh sức mạnh và tư thế của bàn chân, giúp việc đi lại ổn định hơn. Khi có tổn thương ở tiểu não, sức mạnh, tốc độ và khoảng cách của hai chân có thể bị đánh giá sai, khiến chân trở nên yếu ớt, khi đi lại giống như người say rượu.
6. Nếu bạn bị đau thắt lưng, tê chân và không thể đi lại nếu không nghỉ ngơi, hãy cảnh giác với bệnh hẹp ống sống thắt lưng
Một số người cao tuổi sẽ bị đau lưng và tê chân sau khi đi bộ lâu, nghỉ ngơi một lúc sẽ thuyên giảm, đó là điều bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu, xuất hiện một cách bất thường, đây có thể là triệu chứng sớm của chứng hẹp ống sống thắt lưng. Hẹp ống sống xảy ra khi không gian bên trong ống sống bị thu hẹp chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua cột sống, gây ra các những cơn đau thắt lưng và đau thần dây kinh tọa. Bệnh do thoát vị đĩa đệm thường gây ra các thương tổn thần kinh đáng kể, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
7. Nếu chân bạn cảm thấy đau khi đi bộ hoặc khi ngủ, hãy cảnh giác với chứng xơ cứng động mạch ở chi dưới
Bắp chân nặng nề, lạnh buốt và luôn đau nhức, quãng đường đi được ngày càng ngắn lại, thậm chí không đi lại cũng thấy đau, tình trạng thường xuyên xảy ra vào ban đêm cảnh báo nguy cơ tắc nghẽn động mạch ở chi dưới. Người cao tuổi mắc các bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp có nguy cơ cao hơn.
8. Nếu đầu gối bạn “kêu vang” khi leo núi hoặc leo cầu thang, hãy cảnh giác với bệnh viêm khớp gối
Bạn không thể đi bộ đường dài, leo cầu thang hoặc xuống dốc, ngồi xổm hoặc đứng lên. Những triệu chứng này chủ yếu liên quan đến viêm khớp gối.
*Nguồn: Aboluowang
Đời sống pháp luật