Đàn ông sau 60 tuổi càng "lười" 3 việc càng sống thọ: Ít bệnh tật, thể lực cũng được duy trì
Giai đoạn sau 60 tuổi là thời kỳ “rủi ro” của cơ thể, lười làm 3 việc này sẽ giúp nam giới có tiềm năng sống thọ.
- 15-07-2023Người Nhật ăn cơm để kéo dài tuổi thọ, bí quyết nằm ở 4 thói quen đơn giản
- 15-07-2023Những thói quen giúp đảo ngược quá trình lão hóa, kiên trì sau 2 tháng 'trẻ ra' 2-5 tuổi
- 11-07-2023Lỗi sai khi uống sinh tố khiến bạn mãi mãi không sở hữu chiếc bụng phẳng trong mùa hè này
Tuổi 60 là bước ngoặt của cuộc đời, cơ thể nam giới bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa rõ rệt, nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe thì sẽ dễ vướng vào nhiều bệnh tật, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, con người càng có xu hướng tìm kiếm các phương pháp chống lão hóa để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm ở đâu xa, nam giới chỉ cần hạn chế làm 3 việc dưới đây cũng có thể níu giữ được tuổi thanh xuân cho mình:
1. Không thức khuya
Những người ở độ tuổi này đã bắt đầu suy giảm chức năng thể chất, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại , khả năng tái tạo tế bào suy yếu, chức năng miễn dịch suy giảm.
Ngoài ra, khi chúng ta già đi, đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi. Vì vậy, những người trên 60 tuổi nên duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc thì cơ thể mới có thể khỏe mạnh.
Do đồng hồ sinh học của cơ thể có liên quan mật thiết đến quá trình bài tiết hormone. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều hormone như adrenaline và cortisol. Điều này rất dễ khiến cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ gây ra các vấn đề như tăng huyết áp và các bệnh về hệ tim mạch.
Đồng thời, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa và tái tạo của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ.
2. Không tập luyện quá sức
Người cao tuổi tập thể dục quá sức sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho mầm bệnh và vi trùng xâm nhập, nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc viêm đường hô hấp trên cũng tăng cao. Nếu bạn đổ nhiều mồ hôi khi vận động quá nhiều, uống nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.
Bên cạnh đó, tập thể dục gắng sức hoặc quá sức không có lợi cho việc kiểm soát bệnh tật, đặc biệt là với bệnh tiểu đường. Thậm chí, điều này có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh, gây căng thẳng dẫn tới tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa, sau 40 tuổi, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có biến chứng nặng hơn nếu vận động quá mạnh có thể gây ra các tai biến như tim mạch, mạch máu não hay xuất huyết mắt, đe dọa đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần phải chú ý tập luyện khoa học để đạt được hiệu quả trong việc tập luyện.
3. Không tắm quá nhiều lần trong ngày
Khi cao tuổi, cơ thể không còn được như trước, mỗi một thói quen sinh hoạt dù là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong đó có thói quen tắm nhiều lần trong ngày. Cụ thể, khi lớn tuổi, các tuyến bã nhờn sẽ dần teo lại, nếu tắm quá thường xuyên, nhiệt độ nước quá nóng,… sẽ dễ làm trôi đi lớp dầu mà da tiết ra cuối cùng, khiến da bị mất nước, mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài. Từ đó, khiến da dễ bị khô và ngứa, vi khuẩn xâm nhập và gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Sau 60 tuổi, làm tốt 5 điều sau để trì hoãn lão hóa
Năm 2019, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Tự nhiên, sau khi phân tích mẫu huyết tương của 4.263 người trong độ tuổi 18-98, phát hiện ra rằng con người không già đi với tốc độ đồng đều và có thể có ba bước ngoặt sinh lý, đó là 34 tuổi, 60 tuổi và 78 tuổi. Trong đó, nghiên cứu cho thấy sau 60 tuổi, thể chất và tinh thần sẽ bước vào giai đoạn lão hóa toàn diện.
Lão hóa là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể trì hoãn nó bằng cách làm tốt 5 việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày dưới đây:
1. Tập thể dục hợp lý
Khi lớn tuổi, tập thể dục thường xuyên không những tốt cho cơ bắp mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, hãy giữ thói quen này thường xuyên để có thể duy trì vóc dáng thanh xuân, sự dẻo dai của cơ thể cũng như cải thiện được sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập thể dục nên được thực hiện phù hợp, tùy vào thể trạng của bạn. Không nên luyện tập quá mức kẻo sẽ phản tác dụng.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Tuổi thọ con người cũng bị rút ngắn vì những thói quen ăn uống không tốt. Vì vậy, tập xây dựng thói quen ăn uống điều độ, ăn đủ 3 bữa trong ngày, chế độ dinh dưỡng cân đối là cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
Nên ăn ít thức ăn có nhiều dầu mỡ, đường, muối; ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn chậm nhai kỹ cũng sẽ giúp bạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, có lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung nhiều đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn vào chế độ ăn uống từ tuổi 20 có thể tăng tuổi thọ lên hơn 10 năm. Trong đó, tuổi thọ của nam và nữ có thể kéo dài thêm lần lượt là 12,9 và 10,6 năm.
3. Duy trì cân nặng
Một nghiên cứu liên quan vào năm 2014 cho thấy béo phì có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của gan. Chỉ số khối cơ thể cứ tăng 10 lần thì tuổi của gan sẽ tăng thêm 3,3 năm. Vì vậy, khi lớn tuổi, bạn cũng nên chú ý đến việc duy trì cân nặng của mình. Cân nặng ổn định không chỉ có được một cơ thể khỏe mạnh mà quan trọng hơn là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường và các bệnh khác.
4. Tắm nắng nhiều hơn
Nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi là rất cao, và cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa loãng xương là dành nhiều thời gian hơn để tắm nắng. Phơi nắng đúng cách giúp cơ thể tăng cường hấp thụ vitamin D, canxi cho cơ thể. Vitamin D là chất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương, từ đó giúp xương khỏe hơn, việc vận động ở người già cũng dễ dàng hơn. Đồng thời, phơi nắng cũng giúp cải thiện tâm trạng cũng như giấc ngủ. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức độ vừa phải cũng có thể làm giảm bớt nhiều vấn đề về tinh thần như rối loạn cảm xúc theo mùa và trầm cảm.
5. Sử dụng bộ não nhiều hơn
Bộ não con người cũng sẽ bắt đầu lão hóa theo tuổi tác. Bệnh Alzheimer hay còn gọi là chứng mất trí nhớ tuổi già, là một trong những bệnh tuổi già phổ biến nhất. Do đó, việc ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ tuổi già cũng là một biện pháp giúp người cao tuổi sống lâu hơn. Muốn phòng ngừa chứng bệnh này thì người già cần phải tư duy và suy nghĩ nhiều hơn.
Việc sử dụng nhiều bộ não hơn có thể thúc đẩy lưu thông máu và độ nhạy cảm của dây thần kinh trong não. Chỉ khi bộ não khỏe mạnh, con người mới có thể sống lâu hơn.
(Theo Sohu)
Phụ nữ số