Dân vẫn chờ doanh nghiệp giảm giá điện, nước
Theo các chuyên gia, thời điểm dịch bệnh bùng phát là khi các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch thể hiện đạo lý kinh doanh, dùng tích lũy, lợi nhuận nhiều năm để chia sẻ với khách hàng.
- 01-04-2020Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công Thương, EVN giảm giá điện 10%
- 01-04-2020Đề xuất giảm 10% giá điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh vì dịch COVID-19
- 31-03-2020Giảm giá điện – Vì sao chưa thực hiện?
Cả nước đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, hàng triệu gia đình ở nhà, hạn chế ra ngoài trong khi chi phí của họ luôn phát sinh.
Anh Nguyễn Đình Tuấn (phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, 2 vợ chồng cùng là cán bộ văn phòng cùng 1 công ty. Từ khi dịch bùng phát, công ty cho làm cách nhật, mỗi vợ chồng nhận 50% lương. Đến ngày 1/4 thì 2 vợ chồng cùng nghỉ tại nhà.
Anh Tuấn cho biết, do ở nhà nên tạm thời bớt được tiền học phí cho 2 cháu nhưng bù lại là hàng loạt chi phí phát sinh như: Mua máy tính xách tay cho cháu lớn học online, nâng cấp mạng, tiền điện, tiền nước đều tăng.
“Nghe thông tin được hỗ trợ về giá điện, giá nước, gia đình rất mừng, mong sẽ sớm được nhận những hỗ trợ này”, anh Tuấn nói. Đây cũng là mong mỏi chung của nhiều người dân.
Đối với các nhà hàng, quán ăn, tin giảm giá nước càng được mong đợi. Anh Tuấn (chủ cửa hàng bia ở quận Cầu Giấy) cho biết, giá nước kinh doanh dịch vụ hiện tại được tính 22.000 đồng/m3, mỗi tháng cửa hàng tôi sử dụng khoảng 50m3 nước, tương đương hơn 1 triệu đồng/tháng. Đợt này quán nghỉ, nhân viên nghỉ thì vẫn mất tiền thuê nhà. “Do đó, tôi rất mong được miễn giảm tiền nước trong 1-2 tháng để góp phần giúp cửa hàng phục hồi”, anh Tuấn nói.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, Chính phủ đã khuyến nghị các địa phương làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch để họ cân đối, chia sẻ khó khăn với người dân, việc này không phải “bắt buộc”.
“Khi dịch bệnh cần chia sẻ thì doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thiết yếu như điện, nước, lương thực… thì phải có trách nhiệm với xã hội”, ông Lê Thanh Vân nói.
Các doanh nghiệp sẵn sàng miễn, giảm giá nước
Lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội cho biết, đã nắm được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp mới đây về tính toán chi phí hỗ trợ người dân. UBND thành phố Hà Nội chưa có chỉ đạo cụ thể, song ngay khi có chỉ đạo, Sở Tài chính sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đưa ra mức hỗ trợ phù hợp.
Hiện nay, giá nước được bán cho người dân theo Quyết định 38, 39 của UBND thành phố Hà Nội năm 2013. Theo đó, giá nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên là 5.973 đ/m3; trên 30m3 là 15.929 đồng/m3. Giá nước không phục vụ sinh hoạt đối với đơn vị sự nghiệp là 9.955 đồng/m3; kinh doanh dịch vụ là 22.068 đồng/m3. Giá nước được giữ ổn định từ năm 2015 chưa có biến động.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, sẽ hỗ trợ ngay khi có chỉ đạo. Nước sạch do UBND thành phố quyết dịnh giá, vì thế mọi thay đổi đều phải được UBND thành phố chấp thuận phê duyệt.
Theo đại diện Công ty CP nước AquaOne (chủ Nhà máy nước mặt sông Đuống) hiện tại, đơn vị chưa nhận được thông tin về việc hỗ trợ giá nước của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang căng thẳng như hiện nay, việc hỗ trợ giá nước cho người dân là cần thiết. Doanh nghiệp sẽ thực hiện khi có quyết định của thành phố.
Tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đã đồng ý với dự thảo nghị quyết thực hiện gói 61.580 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn vì COVID-19. Thủ tướng nhắc lại yêu cầu các tỉnh, thành phố làm việc với doanh nghiệp kinh doanh nước sạch tính toán chi phí để giảm giá nước hỗ trợ người dân.
Tiền phong
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19