Đặt nhiều báo thức tiểm ẩn rủi ro khôn lường: Lạm dụng vài phút ngủ thêm mỗi buổi sáng, não có thể bị tổn thương
Cài nhiều báo thức để thức giấc đúng giờ là thói quen khá phổ biến. Các chuyên gia chỉ ra việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như giấc ngủ của chúng ta.
- 03-10-2021Làm sao để nghèo mà vẫn hạnh phúc? 4 bí quyết sau sẽ giúp bạn luôn thấy phơi phới dù cuộc sống khó khăn đủ đường
- 03-10-2021Nghiên cứu khoa học: Người càng lười càng có xu hướng thông minh và thành công hơn
- 03-10-2021Hòn đảo Nhật Bản sở hữu 3 thói quen trường thọ, người dân hơn 100 tuổi vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, đi chơi “phăm phăm” khiến ai cũng ngưỡng mộ
Phần lớn mọi người thức dậy vào buổi sáng nhờ âm thanh của chiếc đồng hồ báo thức. Lý do là vì nhiều người không thể tự thức giấc đúng giờ.
Buổi sáng, không ít người có thói quen đặt thêm một vài báo thức để có thể tỉnh dậy đúng giờ. Sau nhiều lần chuông reo và tỉnh dậy rồi lại chìm vào giấc ngủ ngắn, tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu thói quen này thường xuyên lặp lại, bạn sẽ thấy rằng mình thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.
Bị đánh thức liên tục bởi đồng hồ báo thức có hại cho sức khỏe như thế nào?
Theo thống kê, hơn 20% người dùng đặt nhiều hơn một báo thức. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy sau nhiều lần thức giấc, hàm lượng adenosine trong cơ thể tăng lên khiến người ta cảm thấy buồn ngủ hơn và có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính.
Adenosine là chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Mức độ adenosine tăng dần khi não thức. Do đó, một người thức càng lâu thì mức độ buồn ngủ càng cao. Ngược lại, adenosine giảm trong khi ngủ. Caffeine trong cà phê, trà và đồ uống khác ức chế giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể adenosine.
Ngủ thêm vài phút là điều vô nghĩa. Giấc ngủ ngắt quãng chỉ khiến đầu óc thiếu tỉnh táo. Khi chuông báo thức reo mà bạn cố ngủ thêm một chút có thể dẫn đến tình trạng ngủ không sâu và ngủ quên, gây rối loạn đồng hồ sinh học.
Hình minh họa (Ảnh: Science News)
Nếu bạn là người khó thức giấc vào buổi sáng thì có thể đặt đồng hồ báo thức xa giường. Điều này buộc bạn phải dậy ra khỏi giường khi chuông báo thức kêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên khi thức dậy, hoặc thậm chí mở rèm cả đêm để ánh sáng từ từ chiếu vào vào buổi sáng. Nắng từ mặt trời có tác dụng kích thích các thụ thể ánh sáng trên võng mạc và gửi tín hiệu đánh thức đến não.
Một số hiểu lầm về giấc ngủ trong cuộc sống hàng ngày
1. Ngủ ngáy có nghĩa là ngủ ngon
Ngủ ngáy có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn và cản trở giấc ngủ dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, giảm khả năng lao động, tăng tỷ lệ tai biến. Tình trạng này làm gia tăng các loại bênh huyết áp cao, bệnh tim mạch và mạch máu não, đột tử, suy giảm chức năng nhận thức...
2. Thức khuya không có hại nếu ngủ bù vào hôm sau
Thực tế là dù chúng ta có ngủ đủ giấc nhưng tác hại của thức khuya là không thể tránh khỏi. Thói quen này có thể gây rối loạn nhịp sinh học, từ đó dẫn đến mất ngủ và các vấn đề về cảm xúc. Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau. Khi thiếu ngủ trong thời gian dài, não bộ không thể loại bỏ "rác thải" một cách hiệu quả, có thể gây ra bệnh Alzheimer.
Làm thế nào để có giấc ngủ chất lượng hơn?
Một giấc ngủ chất lượng giúp chúng ta nạp lại năng lượng và thức dậy dễ dàng hơn. Nếu cần, bạn có thể sử dụng điện thoại di động để ghi nhật ký giấc ngủ và phân tích thời gian ngủ của mình.
Hình minh họa (Ảnh: Verywell Fit)
Để có một giấc ngủ sâu, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
1. Xây dựng thói quen ngủ tốt
Theo các chuyên gia, người lớn cần ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi đêm. Tốt nhất mỗi người nên đi ngủ và dậy vào một giờ cố định, thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần được lên kế hoạch hợp lý.
Điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và nhịp sinh học tự nhiên phù hợp với nhau. Nếu khi đã đến giờ phải thức giấc mà bạn vẫn còn trong giấc ngủ sâu, quán tính của giấc ngủ sẽ xuất hiện sau tiếng chuông báo thức.
Nếu rèn được thói quen ngủ đúng giờ, bạn hoàn toàn có thể thức giấc trước giờ đi làm mà không cần báo thức.
2. Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh
Các chuyên gia lưu ý mọi người không nên ăn trong ba giờ trước khi đi ngủ. Ăn trước khi đi ngủ có thể gây trào ngược axit hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa khác, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh cà phê, trà và các thức uống có chứa caffein khác.
3. Tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày
Tập thể dục có thể đốt cháy calo, tăng cường chức năng tim phổi, đồng thời tiêu hao năng lượng dư thừa và tăng động lực cho giấc ngủ. Tuy nhiên, không tập thể dục 3-4 giờ trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì tập thể dục sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và cản trở việc đi vào giấc ngủ.
4. Tránh xa TV, máy tính, điện thoại di động
Ánh sáng xanh do các thiết bị điện tử phát ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết melatonin và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, dù nhiều việc đến đâu bạn cũng nên sắp xếp hoàn thành công việc sớm để hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm.
Nguồn: Abolouwang