Đầu tư vào mảng này ở Việt Nam tăng trung bình 365% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2023 nhưng vẫn rất khiêm tốn: Đứng trước cơ hội bứt phá
Đầu tư vào công nghệ khí hậu tại Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng vốn đầu tư mạo hiểm trong năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình thế giới là 10%, nhưng đang đứng trước cơ hội tăng trưởng khi những kết nối đang được thúc đẩy.
- 14-08-2024Quốc gia châu Âu nhỏ bé sản sinh ra loạt startup kỳ lân, phúc lợi xã hội tốt tới mức founder nếu khởi nghiệp thất bại cũng không sợ phải ra đường
- 12-08-2024Tham vọng vô biên của Elon Musk: Giúp xAI xây trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới, đẩy định giá startup lên 24 tỷ USD, quy mô chỉ đứng sau OpenAI
- 24-07-2024Duolingo - Startup thua lỗ suốt 10 năm bỗng trở thành hiện tượng với 12,5 triệu người theo dõi, doanh thu từ con số 0 lên hơn 500 triệu USD/năm
Ngày 15/8, một sự kiện quy tụ 100 startup công nghệ khí hậu, nhà đầu tư và chuyên gia đầu ngành, nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ khí hậu Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, Sự kiện kết nối đầu tư Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khí hậu Việt Nam được tổ chức với mục tiêu kết nối các startup công nghệ khí hậu Việt Nam với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cùng các đối tác Học viện Bưu chính Viễn thông (PTIT), công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holdings và New Energy Nexus Việt Nam, đồng tổ chức.
Trong chia sẻ tại sự kiện, bà Dorothy McAulife, Đặc phái viên Tổng thống Joe Biden về Quan hệ đối tác toàn cầu tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu.
“Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam sẽ cần thêm 368 tỷ USD đầu tư vào công nghệ khí hậu đến năm 2040 để theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và chúng tôi có thể giúp đạt được mục tiêu này thông qua các sự kiện như thế này”, bà McAulife cho biết.
Theo đó, Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác Việt Nam để hỗ trợ khởi nghiệp về khí hậu thông qua Trung tâm Hợp tác Khởi nghiệp về Biến đổi khí hậu (CCE Hub), được khai trương năm ngoái. Trung tâm này là thành quả hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và các đối tác Việt Nam.
Nằm trong khuôn viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, CCE Hub được thiết kế như một không gian sáng tạo chuyên dụng, tập trung vào việc cung cấp sự hỗ trợ cộng đồng cho các doanh nhân và khởi nghiệp. Đây là cơ sở đầu tiên tại châu Á và thứ 2 trên thế giới.
Phát biểu tại sự kiện, ông Alan Brinker, Viên chức Khí hậu khu vực của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã mở ra cơ hội cho hai nước trong việc xác định những lĩnh vực hợp tác mới.
Một trong số đó là hợp tác giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy chuyển đổi năng lượng. Việc ra mắt CCE Hub chỉ khoảng 1 tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden là một trong những thành tựu lớn đầu tiên, ông Brinker nhấn mạnh.
Theo báo cáo về hệ sinh thái đầu tư công nghệ khí hậu tại Việt Nam do New Energy Nexus Việt Nam và Clickable Impact thực hiện, trong giai đoạn 2015-2023, 49 startup Việt Nam thu hút được 92,6 triệu USD vốn đầu tư trong lĩnh vực này. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm nhận được nhiều vốn nhất.
Việc tổ chức các sự kiện kết nối đầu tư Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khí hậu được kỳ vọng sẽ giúp các startup Việt không chỉ có thêm nguồn vốn mà còn là cơ hội gặp gỡ, trao đổi công nghệ, ý tưởng để gỡ những nút thắt trong lĩnh vực quan trọng với tương lai nhân loại.
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Hành Trình Xanh
Xem tất cả >>- Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD rác thải nhựa mỗi năm
- Hiểm họa khiến TG mất 5.000 tỷ USD/năm, VN ảnh hưởng nặng nề: Chuyên gia gợi ý 1 loại thuế và 1 lệnh cấm
- Tiền ra biển có khi đắt hơn tiền xe, trung tâm tài chính này mạnh tay cấp ưu đãi để người dân chuyển sang xe điện, đăng ký ngay lập tức thay vì "xếp lốt" chờ cả năm: Xu hướng chung toàn cầu
- Thảm kịch của nhân loại khi “thiên nga xanh” vỗ cánh
- Quốc gia G7 đầu tiên chính thức khai tử điện than, chấm dứt kỷ nguyên của thứ nhiên liệu bẩn nhất hành tinh ngay chính cái nôi cuộc cách mạng công nghiệp