Đây chính là 'đội quân giải cứu' giúp Trung Quốc thúc đẩy đà tăng trưởng trong thời gian khủng hoảng Covid-19 diễn ra!
Từ trước khi cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn ra, Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày. Cuộc khủng hoảng chỉ là một bài kiểm tra về sự nhanh nhạy và khả năng của họ trong bối cảnh nhu cầu tăng lên mức cao nhất.
- 08-04-2020Không phát tiền mặt như Mỹ và Nhật Bản, chính phủ Trung Quốc tung một loạt voucher mua sắm để hỗ trợ người dân
- 07-04-2020Người Trung Quốc ra đường trở lại, doanh số mỹ phẩm tăng mạnh: Covid-19 chỉ là cú trượt tạm thời, chạm đáy rồi cũng đến lúc thăng hoa!
- 06-04-2020Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, Covid-19 chỉ là giọt nước tràn ly - bởi rất nhiều công ty đã bế tắc ngay cả trước khi đại dịch diễn ra
Đội shipper trở thành nhóm "giải cứu"
Khi Liu Yilin, giáo viên trung học đã nghỉ hưu ở Vũ Hán, nghe tin đồn về một căn bệnh rất dễ lây lan trở trung tâm thành phố, ông đã bắt đầu tích trữ các loại thực phẩm cần thiết như gạo, dầu ăn, mì, thịt lợn khô và cá. Nhờ đó, người đàn ông 66 tuổi đã tránh được sự hoảng loạn khi thành phố bị phong toả vào cuối tháng 1 – khiến người dân đổ xô đến các khu chợ và trung tâmm thương mại để mua đồ.
Tuy nhiên, khi thời gian phong toả ngày càng dài và người dân được yêu cầu không rời khỏi nhà, ông càng lo lắng về số thực phẩm tích trữ của mình, cho đến khi được "đội quân" shipper "cứu trợ". Ông Liu chia sẻ: "Sự trợ giúp đó thực sự hiệu quả, nhờ một số nhóm hỗ trợ mua nhu yếu phẩm được các tình nguyện viên và nhân viên công tác xã hội trên WeChat. Dịch vụ giao hàng tận nhà được thúc đẩy mạnh mẽ ở Trung Quốc đã giúp mọi thứ dễ dàng hơn trong thời điểm khủng hoảng xảy ra."
Theo ông Liu, người dân ở Vũ Hán trong thời gian phong toả không được phép ra ngoài, xung quanh cửa thoát hiểm của các khu dân cư đều có bảo vệ canh gác. Sự tương tác giữa người với người chỉ giới hạn trong không gian internet. Người dân đặt hàng trực tuyến với các nông dân, chủ cửa hàng nhỏ hoặc siêu thị để mua nhu yếu phẩm hàng ngày. Sau đó, các nhân viên công tác xã hội sẽ giúp họ lấy đồ từ các shipper. Mỗi buổi sáng, ông Liu đưa một mảnh giấy ghi tên, số điện thoại và số đơn đặt hàng cho nhân viên bảo vệ, họ sẽ giúp ông lấy đồ từ dưới cổng khu nhà.
Nhờ mật độ dân số cao ở các khu vực thành thị, lực lượng lao động dồi dào và sự phổ biến của "cuộc sống số" đối với người dân, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới giao hàng tận nhà cực kỳ phát triển. Các công ty công nghệ đã rót lượng vốn lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng phần cứng, phầm mềm nhằm cải thiện mạng lưới logistics và điện toán đám mây, giúp dự đoán hành vi của người tiêu dùng.
Mark Greeven, giáo sư nghiên cứu chiến lược và đổi mới tại IMD Business School ở Thuỵ Điển, cho hay: "Từ trước khi cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn ra, Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày, dù đó là tiêu dùng, hoạt động kinh doanh, chính phủ, thành phố thông minh hay hệ thống thanh toán của bên thứ ba. Tất cả những hoạt động như vậy đã diễn ra trong một thời gian dài. Cuộc khủng hoảng chỉ là một bài kiểm tra về sự nhanh nhạy và khả năng của họ trong bối cảnh nhu cầu tăng lên mức cao nhất."
Cơ hội của các nền tảng thương mại điện tử
Theo công ty thương mại điện tử (TMĐT) JD.com, nhu cầu đối vơi các dịch vụ giao hàng và mua sắm trực tuyến đã tăng vọt trong thời gian Covid-19 bùng phát. Công ty này đã bán khoảng 220 triệu mặt hàng trong khoảng thời gian từ 20-28/2, chủ yếu là các loại ngũ cốc, sản phẩm từ sữa, trong khi đó giá trị của các đơn hàng thịt bò và gà giao đến nhà tăng gấp 4 lần so với 1 năm trước.
Tang Yishen – người đứng đầu bộ phận JD Fresh, phụ trách cung cấp thực phẩm tươi sống, cho biết: "Nhu cầu đối với các đơn đặt hàng đồ tươi sống online cho thấy đại dịch đã giúp các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT tiếp cận sâu hơn vào cuộc sống của khách hàng. Hơn nữa, dịch bệnh còn tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nông sản biết đến và tin tưởng chúng tôi."
Meituan Dianping cho biết dịch vụ bán lẻ hàng tạp hoá Meituan Instashopping của họ ghi nhận mức tăng trưởng 400% so với 1 năm trước trong tháng 2 từ các siêu thị địa phương. Các mặt hàng bán chạy nhất trong thời gian từ 26/1 đến 8/2 là khẩu trang, nước khử trùng, trái cây tươi và khoai tây cắt sẵn.
Từ ngày 21/1 đến 8/2, dịch vụ giao hàng Ele.me của Alibaab cũng ghi nhận số đơn đặt hàng đối với thực phẩm đông lạnh tăng 800% so với năm trước, trong khi đó các sản phẩm chăm sóc thú cưng tăng gần 500%. Dịch vụ giao hàng thực phẩm tươi sống tăng 181%, trong khi đồ ăn vặt và đồ uống tăng 82% và 101%.
Theo các nhà phân tích, các công ty TMĐT đã tận dụng cơ hội để thể hiện thiện chí và mối quan hệ của họ với khách hàng và đối tác. Sofya Bakhta – nhà phân tích chiến lược marketing tại Daxue Consulting, nhận định, lĩnh vực giao thực phẩm đã có bước tiến đáng kể trong việc giảm tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Muôn kiểu phục vụ "thượng đế" trong mùa dịch
Các nhân viên giao hàng sẽ đặt đơn hàng trước cửa các toà nhà, trong tháng máy hoặc khu vực để đồ tạm thời theo chỉ dẫn của khác hàng, bởi hầu hết các khu dân cư không cho phép họ vào bên trong.
Một số công ty có chiến lược sử dụng công nghệ cao hơn. Tại Bắc Kinh, Meituan sử dụng các phương tiện lái tự động để giao đồ ăn đến các "trạm lấy đồ không tiếp xúc". Ngoài ra, công ty còn dùng tấm bìa các-tông để che chắn, nhằm ngăn chặn giọt bắn khi khách hàng dùng bữa ở nơi làm việc. Tại Thượng Hải, Ele.me sử dụng máy bay không người lái để phục vụ những người đang phải cách ly.
Bakhta cho hay, một số công ty thậm chí còn "chia sẻ" nhân viên để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao trong ngành công nghiệp giao thực phẩm.
Sandy Shen, giám đốc nghiên cứu cấp cao tại Garner, cho biết, nhiều nhân viên ở các nhà hàng, nhà bán lẻ và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác đã được các ông ty giao hàng "mượn lại", nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Bà nhận định: "Cách sắp xếp này không chỉ đảm bảo hoạt động liên tục của dịch vụ giao hàng, mà còn giúp các doanh nghiệp giữ chân nhân viên trong thời gian ngừng hoạt động."
Mo Xinsheng là một nhân viên "mượn lại" như vậy, sau khi nhà hàng anh làm việc không còn khách hàng. Mo - hiện là một nhân viên giao hàng, chia sẻ: "Tôi muốn kiếm tiền và giúp đỡ những người không được phép ra khỏi nhà."
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu công việc, anh phải thực hiện các bài kiểm tra sức khoẻ, sau đó mới được vào các khu dân cư. Hơn nữa, anh cũng phải làm việc nhiều giờ trong thời tiết lạnh và gió lớn ở Bắc Kinh, cùng với đó là phải mang vác hàng hoá nặng.
Anh chia sẻ: "Tôi làm khoảng 10 tiếng mỗi ngày chỉ để kiếm được vài nghìn tệ mỗi tháng. Đôi lúc tôi gần như không thể thở, trong khi phải xách các bao tải gạo, dầu ăn và những thứ khác. Nhưng tôi biết mình đang làm một việc rất quan trọng, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng."
Tham khảo SCMP
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19