ĐHCĐ HBC: Nới room ngoại, đặt lợi nhuận tăng trưởng tham vọng 200%
Thị giá của Hòa Bình so với Coteccons đang rất thấp. Đây là một vấn đề mà HĐQT trăn trở rất nhiều.
- 15-10-2015HSG, CII, GTN, HBC, S55: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- 21-08-2015HPG, PDR, KBC, SAM, HBC, TMP, VXB, NDX: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- 10-08-2015Công ty mẹ HBC: Quý 2 lãi ròng 27,5 tỷ đồng cao gấp hơn 7 lần cùng kỳ
- 20-05-2015Ngày đầu nới room cho khối ngoại lên 49%, HBC tăng trần
Chiều 27/4, Công ty CP Địa ốc Hòa Bình (Mã: HBC - HoSE) đang tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016. Theo nội dung tờ trình, năm 2016, HĐQT lên kế hoạch doanh thu 7.200 tỷ đồng, LNST 252 tỷ đồng, tăng lần lượt 42% và 200% so với kết quả thực hiện năm trước.
HBC hiện được đánh giá là đối thủ đáng gờm không chỉ đối với các nhà thầu lớn trong nước, mà ngay cả những nhà thầu quốc tế. Tuy liên tiếp trúng nhiều gói thầu lớn, nhưng thời gian qua tình hình kinh doanh của HBC vẫn chưa đạt như kỳ vọng vì nhiều lý do, nhất là lĩnh vực BĐS.
15h15 phát biểu khai mạc đại hội, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC, nói: "Mặc dù thị trường BĐS trong nước đã phục hồi, nhưng rất lấy làm tiếc là mảng kinh doanh này của HBC không đạt được kế hoạch đề ra".
Nợ đọng vốn ở các dự án lớn
Theo báo cáo, tổng doanh thu năm 2015 của HBC đạt 5.078 tỷ đồng, tăng 44,3% so với năm 2014 và đạt xấp xỉ 96% kế hoạch. Doanh thu này chỉ đến chủ yếu từ hoạt động xây dựng, đóng góp tỷ trọng cao nhất, với 99% tổng doanh thu. Tuy nhiên trong năm qua HBC chỉ đạt lợi nhuận sau thuế là 83,47 tỷ đồng tỷ đồng (tăng 17,7% so với năm 2014), đạt chưa đến một nửa so với kế hoạch (46,4%).
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) năm 2016 của HBC đạt 1.104,7 đồng/cp. Thu nhập trên cổ phần (ROE) đạt 7,8%. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) đạt 1,1%.
Được biết, HBC hiện đang triển khai thi công hơn 50 dự án lớn nhỏ, bình quân 200-300 tỷ đồng/dự án, trong đó VietinBank Tower 68 tầng (Hà Nội), Saigon Center hay Ngôi Nhà Đức (Deutches Haus)… Ngoài ra, HBC cũng tập trung phát triển tại thị trường Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với 11 dự án resort, khách sạn (JW Marriott, Star Bay, Intercontinental Resort).
Theo ông Hải, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không đạt kế hoạch đề ra do vẫn còn một số công nợ khó đòi, chậm thanh toán. Trong quá trình thực hiện, một số chủ đầu tư thay đổi kế hoạch, thiết kế, thời gian kéo dài… đã làm tăng chi phí phát sinh cho HBC.
Lý giải về nguyên nhân không đạt doanh thu, theo HBC trong năm báo cáo hợp nhất bị loại trừ 240,5 tỷ đồng doanh thu gồm thi công xây dựng công trình The Ascent 132,8tỷ; công trình Green Park 107,7 tỷ, do Công ty Tiến Phát và Công ty HBH chưa giao nhà hết cho khách hàng, ngoài ra công trình T2 Nội Bài giảm doanh thu quyết toán 33,6 tỷ.
Còn về mục tiêu lợi nhuận trong năm qua không đạt là do công trình Vietinbank Tower lỗ 125,1 tỷ: do giá dự thầu không cao, sự phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà tư vấn chưa đồng bộ, các phương án thi công bêtong khối lớn và các vấn đề nhà thầu yêu cầu giải quyết bị kéo dài nên làm tăng chi phí. Công trình SSG Tower lỗ 28,7 tỷ: do thời gian thi công kéo dài so với tiến độ ban đầu, nên chi phí lương, có một số phát sinh chưa làm hồ sơ thanh toán được tiền.
Một số công ty con, liên kết trong giai đoạn cơ cấu ngưng hoạt động hoặc cơ cấu lại hoạt động, có lợi nhuận âm, như Công ty MHB lỗ 13,3 tỷ, Công ty ViTa lỗ 1,5 tỷ, Công ty HBP Hưng Yên lỗ 1,5 tỷ, Công ty AHA lỗ 4,2 tỷ, Công ty Chứng khoán Sen Vàng lỗ 2 tỷ.
Một số hoạt động kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản, cho thuê văn phòng chưa hiệu quả và ảnh hưởng do doanh thu bất động sản chưa được ghi nhận mà chi phí đã ghi nhận, như Công ty Tiến Phát lỗ 16,3 tỷ, Công ty HBH lỗ 38,4 tỷ. Dự kiến năm nay các công ty này ghi nhận doanh số các dự án bất động sản đã bán trong năm 2015, làm tăng lợi nhuận 26,7 tỷ.
Bắt đầu nới room ngoại
Bước sang năm 2016, qua rà soát các hợp đồng đã ký và đánh giá triển vọng các dự án đang đấu thầu, mặc dù thận trọng nhưng ông Hải tin tưởng sẽ mang về doanh thu 7.200 tỷ đồng.
Ngoài ra, đại hội cũng trình phương án chia cổ tức năm 2016 ở mức 15% bằng tiền. Năm 2015, HĐQT xin ý kiến trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu cho cổ đông, thời gian chi trả do HĐQT lựa chọn. Bên cạnh đó, Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông, tỷ lệ 10:1 từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.
Thù lao cho HĐQT, BKS năm 2016 là 0,8%/LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2016. Ngoài ra, HĐQT cũng trình chính sách thưởng khích lệ cho Ban điều hành, giai đoạn 2016 - 2020.
Cụ thể, thưởng ban điều hành 1,25% trên LNST và cán bộ trọng yếu 3,75%/LNST. Trong trường hợp LNST vượt kế hoạch thì phần vượt kế hoạch sẽ được thưởng khích lệ thêm 10% của phần vượt và phân bổ cho ban điều hành 25%, cán bộ trọng yếu 75%.
Song song đó, HĐQT trình cổ đông kế hoạch phát hành tối đa 20 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với giá phát hành không thấp hơn 1,2 lần giá trị sổ sách. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ 2013, HĐQT tiếp tục phát hành 1 triệu cổ phần ESOP với giá bằng mệnh giá.
Năm 2016, HĐQT tiếp tục xin ý kiến phát hành 1,3 triệu quyền mua cổ phiếu cho cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty, tỷ lệ 1:1. Quyền mua có hiệu lực 3 năm kể từ ngày 1/1/2016.
Đặc biệt, HĐQT trình ý kiến nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp quy định của pháp luật.
Với lĩnh vực BĐS, HBC dự kiến phát triển nhân sự từ 100 thành viên lên trên 200 nhân sự và mở rộng thêm một số sàn giao dịch mới tại địa bàn TP.HCM. Tiếp nhận và triển khai những dự án chiến lược với niềm tin của đối tác như: Soho Premier, SHP Plaza, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, … và một số dự án khác.
16h10 Thảo luận
Nợ vay của HBC đang tăng cao từ năm 2013 đến nay, áp lực trả các khoản nợ vay này sẽ đến từ những nguồn nào? Vì sao doanh thu đặt ra chỉ tăng có 42% mà lợi nhuận lại "nhảy vọt" đến 200%, nhất là khi thị trường BĐS đang bị siết chặt nguồn vốn vay?
Con số vay ngắn hạn của HBC là 6.200 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn khoảng 1.800-1.900 tỷ đồng và nợ trả trước là 1.400 tỷ đồng. Theo cách tính của các ngân hàng, hiện nay hệ số lãi vay của HBC vẫn an toàn.
Về kế hoạch 2016, lợi nhuận tăng cao hơn doanh thu, HBC đề ra kế hoạch doanh thu là 7.200 tỷ đồng, trong đó đến từ khối xây dựng khoản 6.100 tỷ đồng, còn lại từ các công ty liên kết và công ty con. Trong đó, nổi bật nhất là công ty HBI đang khai thác khu công nghiệp Long Hậu, dự báo lợi nhuận mang lại là 47 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2016 công ty sẽ hạch toán một số lợi nhuận của năm 2015 do theo quy định luật công ty không được ghi nhận năm 2015. Chẳng hạn, lợ nhuận của 2 dự án BĐS với lợi nhuận gần 30 tỷ đồng và sẽ được ghi nhận trong năm 2016 này, khi đó dự án The Ascent có thể bán sạch 100%.
Dự vào tính khả thi trong hoạt động kinh doanh, khi HBC chọn những đối tác lớn, có dòng tiền tốt nên khả năng thanh toán lãi ngân hàng trong năm nay sẽ tốt hơn.
Trong báo cáo thường niên, nhiều dự án xây dựng của HBC có mức lỗ cao, trong năm 2016 thì sao? Riêng công trình Formosa thì giá trị hợp đồng còn lại là bao nhiêu? Riêng mảng BĐS, dự án The Ascent được bán với giá tốt nhưng lại ghi nhận lợi nhuận gộp không cao, nếu chuyển qua lợi nhuận sau thuế sẽ thành lỗ luôn. Vậy cuối cùng kế hoạch của HBC cũng lỗ tiếp?
Với một số dự án lỗ hiện nay, HĐQT và Ban điều hành cũng đã nghiên cứu về vấn đề này, trong tương lai sẽ có 2 dự án lỗ trong 2016. Đó là dự án Vietinbank ở Hà Nội và dự án SSG ở quận 7 của TP.HCM. Công ty đã dự kiến được tình hình này.
Với dự án của Formosa, hiện nay công ty vừa ký một hợp đồng mới có giá trị 300 tỷ. Chúng ta cần phân biệt 2 hạng mục chính là xây dựng và nhà ở. Như vậy, hợp đồng xây dựng nhà ở mà HBC ký với Formosa sẽ không ảnh hưởng gì với tình hình hiện nay.
Hiện có 2 đối tượng công nợ với Formosa, thứ nhất là khoản 27 tỷ và không ảnh hưởng gì vì vẫn đang thu; khoản nợ thứ 2 cũng sẽ giải quyết hết trong năm nay.
Về lợi nhuận của mảng BĐS, công ty kỳ vọng lớn vào việc Nhà nước có thay đổi được Thông tư 36 hay không thì tình hình kinh doanh các dự án BĐS mới khả quan hơn. Hiện công ty Tiến Phát vừa ký kết một hợp đồng hợp tác với một doanh nghiệp Nhật Bản để cùng đầu tư một dự án nhà ở tại Quận 7.
Một quỹ đầu tư nước ngoài: Lợi thế cạnh tranh của HBC hiện nay đang ở đâu, dựa trên những nền tảng cốt lõi nào?
Thị giá của Hòa Bình, so với Coteccons đang rất thấp. Đây là một vấn đề mà HĐQT trăn trở rất nhiều. Chúng tôi biết rằng thời gian qua HBC đã bị Coteccons bỏ một khoảng cách khá xa về giá thị trường. Tuy nhiên, xét về uy tín, thương hiệu thì hai công ty này vẫn ngang ngữa nhau. Trong thời gian thị trường BĐS khủng hoảng, công ty đã có những chia sẻ với các chủ đầu tư, khiến cho tình hình tài chính cộng ty gặp khó khăn. Trong suốt thời gian đó công ty vẫn có lợi nhuận dù thấp, nhung kết quả đạt được là thiện cảm, uy tín, chất lượng công trình của Hòa Bình...
Chúng tôi tin rằng trong tình hình tài chính của công ty còn chưa cân đối về vốn chủ sở hữu, doanh thu, dư nợ ngân hàng nhưng các ngân hàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của HBC. Công ty cũng đã tái cấu trúc hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế, dựa trên những nền tảng, giá trị bấy lâu thi Hòa Bình sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Con số trên thị trường chứng khoản chỉ nói một phần rất nhỏ, trong khi công ty đang đầu tư kỳ công cho một tương lai dài hạn.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Đại hội cổ đông 2016
Xem tất cả >>- Một công ty ít tiếng tăm đã hất Ocean Group ra khỏi HĐQT của PVR, liệu có sai luật?
- Prosimex: Chủ tịch HĐQT hỗn chiến với cổ đông ngay giữa Đại hội
- ĐHCĐ Thép Nam Kim: Ước lãi 200 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm, tăng vốn lên gấp đôi
- "Hỗn chiến" của cổ đông nhỏ tại ĐHCĐ Công ty Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR)
- Bà Như Loan: "Nếu các cổ đông tiếp tục gây áp lực lớn, QCG sẽ huỷ niêm yết trên sàn"