Điểm danh 50 ngân hàng, công ty tài chính hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách các tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19...
- 28-04-2020Nguy cơ nợ xấu mảng tín dụng tiêu dùng tăng nhanh
- 28-04-2020Lợi nhuận ngân hàng sẽ thêm một năm khác thường
- 27-04-2020Hàng trăm nghìn khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 đã được hỗ trợ giải quyết về vốn
Theo đó, có tổng cộng 50 tổ chức tín dụng, trong đó có 43 ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng trong nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) và 7 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cũng tham gia.
Các ngân hàng trong nước có thể kể đến như Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, Co-opBank, MSB, Bac A Bank, ABBank, PGBank, SHB, TPBank, PvcomBank, HDBank, Eximbank, LienVietPostBank, ACB, Tecchombank, VIB, MB, OceanBank, OCB, Saigonbank, NCB, Kienlongbank, Viet A Bank, VPBank, SeABank và SCB.
Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài bao gồm Indovina Bank, Standard Chartered Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, Public Bank Việt Nam, Siam Commercial Bank chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, CitiBank chi nhánh Tp.HCM, BNP Paribas Chi nhánh Hà Nội, Woori Việt Nam, UOB Việt Nam và Natixis chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Các công ty tài chính và cho thuê tài chính gồm Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Fe Credit, Cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam, cho thuê tài chính Chailease, cho thuê tài chính ngân hàng ACB, cho thuê tài chính ngân hàng Sacombank, Công ty tài chính Mirae Asset.
Trước đó như chúng tôi đã thông tin, kể từ khi dịch bệnh xảy ra tới nay, các ngân hàng đã liên tục đưa ra các biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến nay các tổ chức tín dụng đã cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện cho 166.544 khách hàng, với dư nợ là 62.835 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 14.368 khách hàng, với dư nợ là 12.319 tỷ đồng; thực hiện hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho khách hàng là 289.204 khách hàng, với dư nợ là 948.407 tỷ đồng; số lãi dự kiến hạ cho khách hàng là 3.530 tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi 146.571 khách hàng, với doanh số cho vay là 511.230 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã đưa ra các gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 0,5 - 4,5%/năm so với lãi suất trước khi dịch bệnh xảy ra, tổng cộng hơn 650.000 tỷ đồng.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19