Diện mạo quận thu ngân sách hơn một triệu đồng/m2 mỗi năm
Quận 3 có nền kinh tế tăng trưởng khá, tập trung theo hướng trọng tâm dịch vụ - thương mại. Năm 2022, thu ngân sách của quận đạt 5.558 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng từ 10% trở lên.
- 13-06-2023GDP (PPP) từng chỉ bằng 1/3 Thái Lan, Việt Nam được dự báo vượt qua chỉ trong 3 năm nữa
- 13-06-2023Bộ Công Thương cần có giải pháp khắc phục nhanh nhất những khó khăn về cung ứng điện
- 13-06-2023Sắp khởi công Dự án thành phần 3, thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Quận 3 nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Quận chỉ có diện tích 4,9 km2 và là quận nhỏ thứ tư Việt Nam. Dân số của quận đạt 196.433 người (2018), mật độ 44.791 người/km2. Năm 2022, thu ngân sách quận 3 đạt 5.558 tỷ đồng, tương đương 1,13 triệu đồng/m2, cao hàng đầu cả nước.
Cùng với các quận 1, 2, 4, Bình Thạnh, quận 3 là trung tâm thành phố về mặt chính trị, hành chính, văn hoá và giao dịch quốc tế. Vì vậy, cơ sở hạ tầng, giao thông ở đây được quy hoạch đồng bộ. Quận có mật độ đường sá dày đặc với nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang như: Điện Biên Phủ, Hoàng Sa - Trường Sa, Cách Mạng Tháng 8… Trong ảnh là tuyến đường Hoàng Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kết nối quận 3 với các quận Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh.
Công trường ngã 6 Dân Chủ (quận 10, quận 3) là một trong những nút giao thông trọng điểm của thành phố. Đây là điểm kết nối giữa các trục đường chính như Cách Mạng Tháng 8 – Võ Thị Sáu – Ba Tháng Hai. Ngoài ra, Q uyết định 244/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 3 xác định khu chức năng trung tâm hành chính được giới hạn bởi đường Võ Thị Sáu, Công trường Dân Chủ, đường Lý Chính Thắng và đường Trần Quốc Thảo.
Về giao thông đường sắt, ga Sài Gòn nằm cuối đường Nguyễn Thông là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam. Đây cũng là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Ngoài ra, một số tuyến giao thông chính của quận 3 sẽ được nâng cấp thành các tuyến giao thông đối ngoại nhằm kết nối với các khu vực kế cận. Trong tương lai, tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương sẽ chạy qua địa bàn của quận 3, giúp cải thiện tình hình giao thông và cũng là một yếu tố quan trọng nâng cao giá trị bất động sản tại khu vực này.
Với vị trí trung tâm, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, dự án nhà ở cao cấp… lần lượt mọc lên tại quận 3, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến nay, một số dự án bất động sản lớn đã hình thành tại quận 3 có thể kể đến như dự án căn hộ Saigon Pavillon, Terra Royal, New Pearl Residence…Trong đó, giá thuê ở Saigon Pavillon (thuộc sở hữu của tập đoàn Ricons) dao động trong khoảng 18-30 triệu đồng tương ứng với các căn hộ từ 55-85 m2.
Quận 3 là nơi có nhiều biệt thự cũ nhất, với 97 căn, nằm trên những con đường Bà Huyện Thanh Quan, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trần Quốc Thảo, Tú Xương… Các biệt thự cũng được săn đón trở thành nơi kinh doanh, buôn bán, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống.
Ngoài ra, ngôi biệt thự cổ 3 mặt tiền tiếp giáp đường Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần được Công ty Cổ phần Minerva mua lại với giá trị 35 triệu USD vào cuối năm 2015. Ngôi nhà nguyên thủy rộng 2.800m2, trong đó diện tích xây dựng 1.100 m2. Khu vực biệt thự này đang được quay tôn và có cái tên mới là The Villa thay vì tên cũ là Biệt thự Phương Nam.
Về y tế, quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của thành phố, trung ương như Bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Mắt, Trung tâm Tai-Mũi-Họng, Viện Pasteur… Trong đó, bệnh viện Bình Dân được thành lập từ năm 1954, là chiếc nôi của ngành ngoại khoa của TP. HCM và các tỉnh thành phía Nam.
Quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều trường học, cơ sở giáo dục nổi tiếng. Trong ảnh là trường Lê Quý Đôn (110, Nguyễn Thị Minh Khai), ngôi trường trung học cổ nhất TP. Đây là nơi học tập của nhiều nhân cách và trí tuệ lớn, trong đó có Quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia. Ảnh: Minh Hoà.
Về du lịch - dịch vụ, quận 3 là điểm đến phổ biến với du khách. Đây là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng cũng như công trình văn hóa lâu đời như Hồ Con Rùa, chợ Tân Định, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh… Ngày 31/8/2022, gần 1,3 km vỉa hè quanh Hồ Con Rùa đã được nâng cấp với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. Dự án định hướng phát triển nơi đây thành phố đi bộ, tạo thêm không gian văn hoá, giải trí cho người dân.
Nhịp sống thị trường