Điều gì xảy ra khi uống 1 cốc nước gừng mỗi ngày: Đường huyết ổn định, tuổi thọ kéo dài
5 điều kỳ diệu sẽ đến khi bạn uống một ly nước gừng mỗi ngày.
- 03-10-2022Ăn trứng gà mỗi ngày, cặp vợ chồng trẻ phát hiện mắc ung thư gan
- 03-10-2022Nhiều người vô tư ăn gạo lứt để giảm cân mà hoàn toàn không biết đến những tác hại đáng sợ này
- 02-10-2022Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe
Gừng là loại gia vị đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu. Theo Đông y, gừng tươi có vị ngọt, cay và có tính ấm, thường được sử dụng để chữa cảm lạnh, làm ấm tỳ vị, sát khuẩn chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa cực tốt.
Còn theo Tây y, gừng tươi có rất nhiều các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic, protein, thiamin, riboflavin, canxi, phốt pho, sắt…cũng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Vì vậy, có thể nói gừng không chỉ là loại gia vị được nhiều người yêu thích mà còn là một vị thuốc quý trong gia đình.
Mỗi ngày uống 1 ly nước gừng thu về 5 lợi ích cho sức khỏe
1. Điều trị viêm miệng
Nước gừng có thể làm sạch miệng và loại bỏ hiệu quả các bệnh viêm nha chu, viêm nướu. Đối với người bị loét miệng, súc miệng bằng nước gừng ấm ngày 2 đến 3 lần còn có tác dụng bảo vệ răng, phòng và chữa sâu răng, cũng có thể làm dịu hơi thở có mùi.
2. Ổn định đường huyết
Gừng góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường nếu bạn sử dụng nó điều độ. Sử dụng tối đa 4g mỗi ngày có thể giảm lượng đường trong máu và điều chỉnh sản xuất insulin. Tiêu thụ gừng thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần sẽ có kết quả tích cực trong quản lý bệnh tiểu đường.
2. Chữa suy nhược thần kinh
Nếu bạn bị mất ngủ do suy nhược thần kinh, hãy thử uống 1-2 cốc nước gừng ấm vào mỗi buổi sáng và tối, có tác dụng bổ khí, tăng cường lưu thông máu, giúp hoạt huyết, loại bỏ chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
3. Cải thiện tình trạng da
Gừng có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông khí và huyết, ngoài ra, gingerol có thể chống lại lipofuscin, "thủ phạm" gây ra các vết đồi mồi. Nó làm sạch máu của bạn và có đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh về da. Uống nước gừng kết hợp với mật ong uống hằng ngày sẽ giúp làm sáng da tự nhiên, các vết đồi mồi và mụn sẽ thuyên giảm.
4. Phòng chống ung thư
Uống nước gừng trong thời gian dài, ngày 2 lần cũng có tác dụng giảm đau, kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức về gừng đã phát hiện ra rằng nước gừng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở một mức độ nhất định.
5. Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim
Nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Nutrition, khảo sát 4.628 người, trong độ tuổi từ 18 đến 77, cho thấy gừng làm giảm nguy cơ huyết áp cao. Ngoài ra theo The List, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ gừng làm giảm nguy cơ bị đau tim và hình thành cục máu đông cũng như giảm mức cholesterol và cải thiện lưu thông máu.
Các lợi ích khác của gừng
1. Trị rụng tóc
Gội đầu bằng nước gừng có tác dụng trị gàu và rụng tóc rất hiệu quả, đồng thời giúp dưỡng tóc, giúp tóc đen và sáng hơn.
2. Khử mùi hôi chân
Nên ngâm chân vào nước gừng có pha thêm chút muối và giấm. Ngâm châm trong vòng 15 phút rồi lau sạch nước, cuối cùng thoa một ít phấn rôm để khử mùi hôi chân.
3. Chống say tàu xe
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng, gừng là một vị thuốc tốt để phòng và điều trị chứng say sóng, say tàu xe, say máy bay.
4. Điều trị viêm khớp
Gừng cũng là một phương thuốc tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Gừng chứa các hợp chất chống viêm có chức năng tương tự như chất ức chế COX-2 sử dụng để điều trị đau và viêm.
Những lưu ý khi sử dụng gừng
Dù gừng mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, thế nhưng nếu dùng sai cách, cơ thể của bạn cũng sẽ phải gánh chịu những tác hại khôn lường:
- Không nên ăn nhiều: Tuy gừng rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bởi gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Bởi gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ ăn vào sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Không nên ăn gừng vào buổi tối: Buổi tối, dương khí thu lại, âm khí thịnh, ăn gừng lúc này sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Gừng tươi bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
- Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
(Tổng hợp)
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"