Điều hoà bật vào giờ nào thì tốn nhiều điện nhất? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ
Vậy trong các khung giờ trong ngày, đâu là khung giờ bật điều hoà tốn điện nhất?
- 11-04-2024"Nóng điên người": Điều hòa giá có 900 nghìn mà người dân ở đây cũng mua tuốt - Không chịu nổi nữa rồi!
- 30-03-2024Xả hàng tồn, loạt tivi giảm giá sốc gần 90%, điều hòa rẻ hiếm thấy
- 25-03-2024Chuyên gia vạch lỗi khi lắp điều hòa "hại đơn hại kép": Hóa đơn tiền điện tăng, tuổi thọ thiết bị giảm
Mùa hè đang đến gần, cũng là lúc nhu cầu tìm mua cũng như sử dụng các thiết bị làm mát trong gia đình tăng lên cao. Bên cạnh quạt máy, thiết bị mang tên điều hoà dần trở nên được ưa chuộng bởi hiệu quả hoạt động vượt trội. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hoà trong thời gian dài, đặc biệt vào khoảng thời gian nắng nóng cao điểm lại dẫn theo việc hoá đơn tiền điện tăng cao. Vậy, đâu là giờ mà điều hoà tiêu tốn nhiều điện năng nhất?
Hay nói cách khác, đâu là thời gian mà điều hoà "ngốn" nhiều tiền của người dùng nhất. Đây cũng là một câu hỏi mà nhiều người dùng băn khoăn và mong muốn tìm ra câu trả lời. Dưới đây là thử nghiệm của một nhóm chuyên gia đến từ Ả Rập Xê Út và đem lại câu trả lời tương đối chính xác.
Câu trả lời từ thử nghiệm của chuyên gia
Thử nghiệm đo lường này được thực hiện bởi một nhóm kỹ sư người Ả Rập Xê Út vào năm 2019. Trên thực tế, nó là đo lường lượng điện mà 2 chiếc điều hoà khác loại tiêu thụ trong ngày. Tuy nhiên không chỉ dừng ở kết quả con số tổng quát, các chuyên gia đã phân tích và đưa ra thêm những bảng biểu, trong đó có bảng biểu thị lượng điện mà điều hoà tiêu thụ ở từng khung giờ. Nhìn vào bảng này, người dùng sẽ dễ dàng nhận ra đâu là thời điểm mà điều hoà tiêu thụ nhiều điện nhất.
Trong thử nghiệm, 2 chiếc điều hoà - 1 điều hoà thường và 1 điều hoà công nghệ Inverter (công nghệ tiết kiệm điện) được lắp đặt ở 2 nằm cạnh nhau. Cả 2 đều có công suất làm lạnh là 18.000 BTU. Các chuyên gia đã tiến hành bật điều hoà liên tục trong 108 ngày, từ 16/7 - 31/10. Cùng lúc, máy đo lường chuyên dụng cũng được kết nối trực tiếp với thiết bị, từ đó cho ra kết quả chính xác nhất, được hiển thị ngay lập tức trên hệ thống.
Dưới đây chính là biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ điện của 2 chiếc điều hoà, được chia thành từng khung giờ cụ thể của các ngày tiêu biểu. Ở mỗi tháng là tháng 7,8,9 và 10, các kỹ sư lại chọn ra mỗi tháng 1 ngày để làm thang tham chiếu chuẩn.
Kết quả cho thấy, trong cả 4 ngày là 21/7, 21/8, 18/9 và 21/10, khung giờ điều hòa tiêu tốn nhiều điện năng nhất là khung giờ chiều trong khoảng từ 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều. Điện năng thiết bị tiêu thụ bắt đầu tăng dần từ khoảng khung giờ trưa, 12 giờ.
Vì sao vào trưa - chiều điều hoà lại tốn nhiều điện?
Vậy tại sao vào khung giờ trưa - chiều, điều hoà lại tiêu tốn nhiều điện năng hơn hẳn so với khung giờ sáng sớm hay tối, đêm? Lý giải cho việc này, các chuyên gia giải thích, lượng điện điều hòa tiêu thụ phụ thuộc một phần vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Thông thường trong một ngày, đặc biệt vào mùa hè, khung giờ trưa chiều, từ khoảng 12h đến khoảng 18 giờ cũng chính là khoảng thời gian nhiệt độ đạt cao nhất, nắng nóng nhất.
Khi nhiệt độ ngoài trời cao, tiết trời nắng nóng, thiết bị sẽ cần hoạt động với công suất cao hơn để làm mát, thậm chí có lúc đạt tới công suất tối đa. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu làm mát, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Cũng bởi vậy mà thiết bị sẽ tốn nhiều năng lượng, nhiều điện hơn.
Tuy là khung giờ điều hòa chạy tốn nhiều điện nhất, song vào những ngày mùa hè, nắng nóng cao điểm, nhiều gia đình chia sẻ họ không thể không bật thiết bị vào buổi trưa và chiều. Để giúp việc sử dụng thiết bị vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm, Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) đưa ra một số lời khuyên cho người dùng như sau:
- Nếu có nhu cầu chọn mua điều hoà mới, nên ưu tiên các thiết bị có trang bị công nghệ Inverter - tiết kiệm điện hay thiết bị có dán nhãn năng lượng nhiều sao.
- Cục nóng điều hòa nên được lắp đặt ở vị trí thông thoáng, không bị cản trở hoặc quẩn gió.
- Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, không nên quá thấp. Người dùng có thể chỉnh nhiệt độ thấp lúc mới bắt đầu rồi chỉnh dần về mức ổn định trên 25 độ C. Việc này vừa giúp tiết kiệm điện năng lại giúp bảo vệ sức khoẻ người dùng.
- Có thể sử dụng điều hòa kết hợp quạt số nhỏ. Điều này có thể giảm tải cho điều hòa lại giúp hơi lạnh trong không gian được phân bổ đều, làm mát nhanh.
- Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí, bảo dưỡng điều hòa định kỳ. Việc này giúp điều hoà làm mát vừa an toàn lại hiệu quả.
Đời sống Pháp luật