Dòng chảy dầu Nga đổi hướng hoàn toàn: Quốc gia châu Á mua vào nhiều hơn bao giờ hết, châu Âu gần như đã 'cai nghiện' thành công
Trong tháng 5, lượng dầu Nga mà Trung Quốc nhập khẩu đã tăng vọt lên mức cao nhất từ trước đến nay.
- 25-05-2023Chuyên gia: Nhờ cấm vận mà dầu Nga chiếm lĩnh thị trường quan trọng, đe dọa nước xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới
- 18-05-2023EU "cạn lời" vì dầu Nga vẫn chảy mạnh về châu Âu: Thậm chí còn gián tiếp tạo nên kỷ lục xuất khẩu của Nga
- 17-05-2023Dầu Nga liệu có hết đường vào châu Âu qua ngả Ấn Độ?
Kể từ tháng 2/2022, cuộc xung đột ở Ukraine đã tái định hình thị trường năng lượng toàn cầu. Trong đó Trung Quốc nổi lên là đối tác thương mại hàng đầu của Nga, trong khi các quốc gia châu Âu tự tách mình ra khỏi Nga.
Theo dữ liệu vừa được Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố, trong tháng 5, lượng dầu Nga mà Trung Quốc nhập khẩu đã tăng vọt lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 2,29 triệu thùng mỗi ngày. Mức này tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 32,4% so với mức trung bình ngày trong tháng 4.
Trung Quốc đã mua dầu Nga với giá rẻ và phần lớn khách hàng là các nhà máy lọc dầu tư nhân. Ví dụ, đầu tháng 5, công ty lọc dầu Hengli Petrochemical với công suất tiêu thụ 400.000 thùng mỗi ngày đã nhận những thùng dầu Ural đầu tiên trong lô hàng 730.000 thùng.
Những nhà máy lọc dầu có quy mô nhỏ hơn (thường được gọi là teapot) thậm chí còn mua được dầu ở mức giá rẻ hơn nữa khi thu mua những thùng dầu từ các nước bị cấm vận như Nga, Iran và Venezuela.
Trong khi đó, lượng dầu Nga được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu đã giảm 90% kể từ khi áp đặt lệnh cấm vận năm ngoái, theo dữ liệu được Eurostat công bố hôm đầu tuần.
Trong 3 năm trước khi Moscow đưa quân tới Ukraine, trung bình mỗi tháng các nước thành viên EU nhập khẩu 15,2 triệu tấn dầu thô và các sản phẩm xăng dầu từ Nga. Đến tháng 3 năm nay, con số giảm xuống chỉ còn 1,4 triệu tấn.
Để bù đắp khoảng trống mà dầu Nga để lại, EU đã tăng cường nhập khẩu từ Mỹ và Saudi Arabia.
EU áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển từ tháng 12 năm ngoái và các sản phẩm tinh chế từ tháng 2 năm nay. Hoạt động nhập khẩu qua đường ống không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên EU đặt kế hoạch đến năm 2027 sẽ cắt hoàn toàn nguồn cung xăng dầu từ Nga.
Tham khảo Business Insider
Nhịp sống thị trường