MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù không có nhiều tiền, chỉ cần cha mẹ cùng nhau làm việc này thì về sau con cái tôn trọng, biết ơn vô cùng

01-10-2024 - 13:35 PM | Sống

Có 2 kiểu cha mẹ luôn nhận được sự tôn trọng của con cái dù họ không giàu có hay quyền lực.

Mặc dù một số gia đình đã thuộc tầng lớp trung lưu, điều kiện khá giả, chi nhiều tiền cho việc học hành của con cái nhưng chưa hẳn những đứa trẻ đã thấy hạnh phúc. Trẻ em đặc biệt có khả năng sống trong hiện tại, cho dù gia đình không có nhiều tiền, chỉ cần cha mẹ cùng nhau làm 2 việc thì về sau con cái rất cám ơn.

Sự đánh giá của con cái dành cho cha mẹ không liên quan đến tiền bạc. Thực tế cho thấy nhiều người giàu có nhưng không được con cái tôn trọng trong những năm tháng cuối đời.

Dù không có nhiều tiền, chỉ cần cha mẹ cùng nhau làm việc này thì về sau con cái tôn trọng, biết ơn vô cùng- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Có hai kiểu cha mẹ luôn nhận được sự tôn trọng của con cái dù họ không giàu có hay quyền lực, đó là:

Cha mẹ thấu hiểu khó khăn của con

Năm 2019, bộ phim "All Is Well" gây sốt Trung Quốc khi phác họa chân thật cuộc sống của một gia đình thành thị nhiều thế hệ. Cha của nhân vật nữ chính, ông Tô Đại Cường là một người cổ hủ, cố chấp, tức giận thì bỏ nhà đi, không được cưới vợ trẻ thì đòi tự tử. Ông chuyên gây rắc rối, khiến con cái mệt mỏi, căng thẳng.

Kiểu phụ huynh như ông Tô không hề hiếm. Không phải cha mẹ nào cũng có thể thấu hiểu, thông cảm với nỗi vất vả của con cái mình.

Người trẻ ngày nay có những khó khăn, mệt mỏi riêng. Vậy nên, các bậc cha mẹ đáng được tôn trọng chính là những người tự giải quyết vấn đề của họ mà không làm phiền con cái. Ví dụ, họ không lôi con cái vào chuyện vợ chồng của mình, không can thiệp sâu vào cuộc sống của con, không đòi hỏi con cung phụng, chu cấp tiền bạc... Cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ, trở thành chỗ dựa tinh thần cho con sẽ được các con và những người xung quanh yêu quý, tôn trọng.

Cha mẹ tôn trọng lựa chọn của con

Bàn về quyền lựa chọn, nhà tâm lý học Winnicott (người Mỹ) từng nói: "Mỗi đứa trẻ đều có ngọn lửa đam mê để tồn tại và phát triển". Một số cha mẹ biết cách giúp con duy trì ngọn lửa ấy, nhưng không ít người sẽ dập tắt đi ngọn lửa đam mê trong con.

Nhiều người lo lắng con cái còn non nớt, chưa đủ trưởng thành để đi đúng hướng. Tuy nhiên, nếu bác bỏ moị lựa chọn của con chính là kiểm soát con, áp đặt cuộc sống của mình lên con cái.

Một người chỉ nhận được sự tôn trọng từ người khác nếu học cách tôn trọng đối phương trước. Đó là một con đường hai chiều. Thế nên, cha mẹ muốn có sự tôn trọng của con trước hết phải tôn trọng con. Nếu cố kiểm soát cuộc đời con, cha mẹ dễ nhận kết quả không mong muốn: Tính cách con cái rồi sẽ giống cha mẹ, chúng lớn lên sẽ kiểm soát cha mẹ già đúng như lối họ cư xử ngày trước.

Theo nhiều nghiên cứu tâm lý, những đứa trẻ bị tước đoạt quyền lựa chọn thường có 2 tính cách trái ngược: Một kiểu sẽ ngoan ngoãn chấp thuận, nhu nhược nghe theo; kiểu còn lại thì nổi loạn, chống đối. Đứa trẻ nhu nhược luôn dựa vào cha mẹ trong mọi việc thường mất đi khả năng tự lập, khó thành công trong cuộc sống. Còn đứa trẻ nổi loạn làm mọi việc theo ý thích mà không nghĩ tới hậu quả. Bởi trẻ muốn chứng minh với mọi người: Mình có nhận thức độc lập.

Nếu một đứa trẻ không có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, trẻ sẽ thấy mọi thứ xung quanh đều là kết quả của những suy nghĩ, mong đợi từ người khác. Trẻ thấy mình tồn tại không có giá trị, không được tôn trọng. Ngược lại, nếu trẻ được đưa ra quyết định thì dù kết quả ra sao, trẻ cũng rất vui vì được tôn trọng. Tất nhiên trong quá trình trẻ lựa chọn, cha mẹ cần đưa ra lời khuyên ở mức độ vừa phải để trẻ có thể đi đúng hướng.

Một nhà giáo dục nói: "Những gia đình hạnh phúc đều có một điểm chung. Trong gia đình không có ai là người rất kiểm soát, trong khi những gia đình không hạnh phúc đều có một người rất kiểm soát".

Cha mẹ thực sự khôn ngoan để trẻ mắc sai lầm ngay từ bây giờ và để con lớn lên từ từ theo tốc độ của riêng mình.

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ số

Trở lên trên