MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đứng sau hàng loạt mạng lưới đường sắt cao tốc của quốc gia Châu Á, cường quốc top đầu thế giới quan tâm "siêu" dự án hơn 70 tỷ USD

Là quốc gia đi đầu thế giới về phát triển tàu cao tốc, quốc gia này đã hỗ trợ nhiều quốc gia trên thế giới về công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc. Mới đây, phía nước bạn mong muốn được cung cấp thông tin chi tiết, tài liệu dự án 70 tỷ USD của Việt Nam

Hồi tháng 11/2023, Bộ Giao thông Vận tải xin ý kiến các bộ ngành về ba kịch bản đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Trong đó có hai kịch bản tốc độ thiết kế 350 km/h, một kịch bản 200-250 km/h. Hiện chưa kịch bản nào được chốt.

Liên quan đến tổng mức đầu tư, do dự án có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật - công nghệ, thời gian thực hiện dài (trên 10 năm), Phó Thủ tướng chỉ đạo nhấn mạnh tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư chỉ là ước tính ban đầu.

Quốc gia có nền kinh tế top đầu thế giới hồi đáp tích cực về

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ Ảnh: V.LONG

Trong năm 2023, Việt Nam liên tiếp có những cuộc làm việc song phương với lãnh đạo Nhật Bản và đều đạt kết quả tích cực liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá khoảng 70 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ GTVT mong muốn Nhật Bản hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho dự án trọng điểm  

Mới đây, vào ngày 10/6, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki về thúc đẩy hợp tác hai bên trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT).

Trong cuộc họp này, hai bên đã bàn bạc sâu hơn về việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, trong đó có các dự án như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cảng Liên Chiểu...

Hai Bộ cũng đã ký "Biên bản hợp tác toàn diện trong lĩnh vực GTVT", là cơ sở hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy toàn diện hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực GTVT. Đồng thời, phía Nhật Bản bày tỏ rất quan tâm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam trong các dự án hạ tầng giao thông sắp tới. 

Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ Việt Nam đề nghị Nhật Bản hỗ trợ vốn và kỹ thuật. Để có thể hiện thực hóa hợp tác này, phía Nhật Bản mong muốn được cung cấp thông tin chi tiết, tài liệu dự án.

Tuy nhiên, theo đại sứ Ito Naoki, hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc tại các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản như đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, cao tốc Bến Lức - Long Thành cần được tháo gỡ, xử lý dứt điểm, tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản tham gia các dự án hạ tầng giao thông trong thời gian sắp tới.

photo-1718678444217

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng và Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki. Ảnh: Bộ GTVT

Về phía Bộ GTVT cũng sẽ chủ động, tích cực làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, tham gia các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. 

Cung cấp thêm thông tin về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ trưởng cho biết đang trình các cơ quan có thẩm quyền; sau khi được phê duyệt sẽ cung cấp thông tin, tài liệu cho phía Nhật Bản để tìm hiểu khả năng hợp tác. 

Bên cạnh đó, ông Thắng khẳng định Việt Nam hiện đã hội đủ điều kiện để đầu tư đường sắt tốc độ cao. Chẳng hạn, GDP hiện cao gấp bốn lần thời điểm 2010, tiềm lực tài chính tăng nhiều lần, nợ công chỉ khoảng 37%...

Trước mắt, Bộ trưởng đề nghị đại sứ xem xét việc cung cấp học bổng cho các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại Nhật Bản về kỹ thuật đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao cho các cán bộ đường sắt Việt Nam. 

Kết thúc cuộc gặp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng và Đại sứ Ito Naoki thống nhất sẽ tiếp tục gặp gỡ và làm việc chi tiết trong thời gian tới để thúc đẩy các dự án giao thông sử dụng nguồn vốn ODA thế hệ mới của Nhật Bản nói riêng, hợp tác hai bên lĩnh vực GTVT nói chung, đóng góp vào mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Các quốc gia nhận hỗ trợ từ Nhật Bản trong công nghệ đường sắt cao tốc

Không chỉ là một trong những nền kinh tế top đầu của thế giới. Nhật Bản còn là quốc gia đi đầu thế giới về phát triển tàu cao tốc. Kể từ khi đoạn đường sắt đầu tiên nối Shinbashi và Yokohama bắt đầu được đưa vào vận hành năm 1872, đường sắt đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản. 

Ngoài ra, Nhật Bản đã hỗ trợ nhiều quốc gia trên thế giới về công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc. Năm 2017, Nhật Bản đã hỗ trợ Thái Lan để phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ cho dự án đường cao tốc dài 673 km từ Bangkok đến Chiang Mai.

Cùng thời điểm năm 2017, Nhật Bản đã cung cấp tài chính và kỹ thuật hỗ trợ Ấn Độ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối Mumbai và Ahmedabad. Dự án này, sử dụng công nghệ Shinkansen, dự kiến hoàn thành vào những năm tới. 

Khai trương vào năm 2007, Nhật Bản đã cung cấp công nghệ Shinkansen và hỗ trợ kỹ thuật cho Đài Loan trong việc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Taiwan High Speed Rail (THSR), hệ thống đường sắt này là một phần quan trọng của mạng lưới giao thông vận tải ở Đài Loan. 

photo-1718684355471

Hệ thống tàu điện ngầm ở Jakarta

Gần đây, theo Nikkei Asia, Indonesia đang mở rộng hệ thống tàu điện ngầm do Nhật Bản hậu thuẫn ở Jakarta nhằm giải quyết các nút thắt giao thông. Tuyến Bắc-Nam khai trương lần đầu tiên vào năm 2019, hiện chạy dài 15,7 km từ Ga Lebak Bulus đến Ga Bundaran HI.

Chính phủ Nhật Bản ngày 13/5 thông báo sẽ cung cấp khoản vay lên tới 140,7 tỷ yên (900 triệu USD) để xây dựng tuyến tàu điện ngầm thứ hai ở Jakarta. Dự kiến, tuyến tàu điện ngầm sẽ giúp Indonesia giải quyết được một phần nạn tắc đường khi tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số ngày càng nhanh chóng.

Hiện Nhật Bản là đối tác hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA song phương số 1, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư thứ 3, đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam. Nhiều công trình, dự án của Việt Nam có sự hỗ trợ của Nhật Bản. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã và đang tham gia nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng của Việt Nam như tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành…

Khánh Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên