Đường gân nâu đỏ bên thân không phải "thủ phạm" khiến cá bị tanh: Loại bỏ 5 bộ phận này mới là chuẩn
Chỉ với một vài bước, bạn có thể khiến món ăn thơm ngon hơn.
- 04-07-2024Gửi tiết kiệm 4,2 tỷ đồng, sau 14 năm, người phụ nữ mất trắng, lại thêm khoản nợ 455 triệu đồng: Cảnh sát vào cuộc phanh phui chiêu thức của nữ nhân viên ngân hàng
- 03-07-2024Không trả lại 52 triệu đồng do kế toán công ty chuyển khoản nhầm, nam nhân viên được sếp khen thưởng
- 02-07-2024Sếp cũ rủ đi ăn tối rồi nhất quyết tranh trả tiền: Hôm sau, tôi nhận được 3 cuộc gọi nhỡ mà bàng hoàng về sự thật
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, chúng ta ngày càng quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh. Cá là một trong những món ăn truyền thống không chỉ thơm ngon mà còn được nhiều người yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào. Đây là nguồn protein quý, có đủ các các axit amin cần thiết, chứa nhiều vitamin A, D, và chất béo lành mạnh. Thịt của cá thơm ngon, dễ nấu chín, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
Tuy nhiên, khi tự chế biến cá tại nhà, nhiều người thường gặp khó khăn trong việc khử sạch mùi tanh. Trên thực tế, chỉ cần chúng ta biết cách xử lý 5 vị trí là nguồn gốc chính gây ra mùi tanh của cá thì món ăn sẽ trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Nhiều người cho rằng đường gân màu nâu đỏ chạy dọc hai bên thân cá chính là nguyên nhân gây ra mùi tanh. Họ thường loại bỏ phần này khi sơ chế cá. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Đường gân này được gọi là "dây thần kinh" của cá, là cơ quan cảm giác giúp cá giữ thăng bằng và cảm nhận dòng chảy của nước. Bản thân nó không hề tanh, cũng không ảnh hưởng đến hương vị món ăn và không gây hại cho sức khỏe. Do đó, chúng ta không nhất thiết phải loại bỏ phần này khi chế biến cá.
Vậy đâu mới là nguồn gốc thực sự của mùi tanh? Dưới đây là 5 "tử huyệt" cần được xử lý khi sơ chế cá:
1. Mang cá
Đây là cơ quan hô hấp quan trọng của cá, nằm ở hai bên đầu. Trong quá trình hô hấp, mang cá lọc bỏ các tạp chất, vi sinh vật và sinh vật phù du trong nước. Một số chất bẩn tích tụ lại trong mang cá, tạo thành mùi tanh nồng rất đặc trưng. Do đó, dù là loại cá nào, chúng ta cũng cần làm sạch mang cá khi sơ chế.
2. Răng cá
Ít ai để ý rằng cá cũng có răng. Răng cá nằm bên trong đầu, khá cứng và có màu vàng đen, là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây mùi. Để món cá không bị tanh, bạn cần loại bỏ phần răng cá bằng cách tách hàm cá và dùng tay hoặc dụng cụ để lấy sạch răng.
3. Nhớt cá
Lớp da cá sau khi được cạo vảy vẫn còn một lớp nhớt bám trên bề mặt. Lớp nhớt này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi tanh. Để loại bỏ lớp nhớt này, bạn chỉ cần dùng dao cạo nhẹ trên bề mặt da cá, lớp nhớt màu đen sẽ bong ra.
4. Màng đen trong bụng cá
Khi mua cá ngoài chợ, người bán thường làm sạch vảy và bỏ nội tạng nhưng lại bỏ qua phần màng đen bám dọc hai bên thành bụng cá. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cá có mùi tanh. Bạn có thể dùng tay hoặc dao cạo nhẹ để loại bỏ phần màng đen này.
5. Đường máu cá
Ít ai biết rằng đường máu cá cũng là một trong những nguyên nhân gây tanh. Đường máu cá là đường màu đỏ nằm dọc theo xương sống, bên trong bụng cá. Khi sơ chế, bạn cần loại bỏ đường máu này bằng cách rửa sạch dưới vòi nước.
Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn đã có thể "khử sạch" mùi tanh của cá, giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Theo Sohu
Đời sống pháp luật