Giá đầu vào tăng nhanh hơn giá bán, lợi nhuận hợp nhất quý 2/2017 của Petrolimex giảm 20%
Doanh thu tài chính giảm (chủ yếu do giảm lãi từ chênh lệch tỷ giá) thì chi phí tài chính và chi phí bán hàng của Petrolimex đều tăng đáng kể. Trong chí phí tài chính của PLX thì lỗ tỷ giá cũng tăng 86% lên 130 tỷ đồng.
- 31-07-2017Giá vốn tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế Q2/2017 của Petrolimex (mẹ) giảm 12% so với cùng kỳ
- 10-07-2017Petrolimex dự chi 3.700 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 32,24% trong tháng 8 tới đây
- 03-07-2017Vinamilk lại đứng đầu danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất của Forbes Việt Nam, Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời cũng lọt top
- 24-05-2017Giá cổ phiếu tăng mạnh, Petrolimex hoàn tất bán 20 triệu cổ phiếu quỹ
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2017 với lợi nhuận ròng giảm 20% so với cùng kỳ.
Doanh thu của Petrolimex vẫn tăng trưởng 23%, đạt 38.449 tỷ đồng nhưng tỷ lệ giá vốn/doanh thu đã tăng từ 89% lên 92% khiến cho lợi nhuận gộp giảm 7% còn 3.172 tỷ đồng. Petrolimex cho biết, doanh thu tăng chủ yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 là 49,95 USD/thùng, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2016 (giá bình quân 6 tháng đầu năm 2016 là 39,78 USD/thùng). Với lượng tồn kho dự trữ bình quân trên toàn Tập đoàn (theo quy định tối thiểu là 30 ngày) và áp dụng phương pháp xác định giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO), do đó khi giá dầu biến động liên tục theo xu hướng một chiều sẽ tác động trực tiếp đến giá gốc của hàng tồn kho.
Trước đó, báo cáo tài chính của công ty mẹ cũng cho thấy biên lợi nhuận gộp của PLX trong quý 2/2017 chỉ còn 1% và 6 tháng đầu năm là 2%.
Trong khi doanh thu tài chính giảm (chủ yếu do giảm lãi từ chênh lệch tỷ giá) thì chi phí tài chính và chi phí bán hàng của Petrolimex đều tăng đáng kể khiến cho lợi nhuận sau thuế của Petrolimex giảm 20% xuống 909 tỷ đồng. LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ là 787 tỷ đồng – giảm 20%.
Trong chi phí tài chính của PLX thì lỗ tỷ giá cũng tăng 86% lên 130 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Petrolimex đạt 74.250 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 26% và 1.776 tỷ đồng lợi nhuận ròng – giảm 12%. EPS đạt 1.285 đồng.
Chi tiết lợi nhuận các mảng của PLX như sau:
Xăng dầu: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập đoàn là 1.180 tỷ đồng, tương đương 48,3% tổng lợi nhuận hợp nhất.
Với sản lượng xuất bán xăng dầu 6 tháng đầu năm 2017 là 4.665.626 m3/tấn, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2016 (4.678.053 m3/tấn), trong đó sản lượng xuất bán xăng dầu nội địa của các Công ty trong nước là 4.180.941 m3/tấn, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm 2016 (riêng đối với dầu mazút đơn vị tính là: tấn).
Các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.263 tỷ đồng, tương đương 51,7% tổng lợi nhuận hợp nhất. Trong đó:
- Lợi nhuận lĩnh vực hoá dầu, nhựa đường, hóa chất đạt 440 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh gas đạt 98 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực vận tải viễn dương, vận tải đường sông, vận tải bộ đạt 129 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực nhiên liệu hàng không đạt 171 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 112 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh kho đạt 70 tỷ đồng;
- Lợi nhuận của 2 công ty tại nước ngoài đạt 27 tỷ đồng (trong đó của PLS là 24 tỷ đồng);
- Lợi nhuận các lĩnh vực khác như: xây lắp, cơ khí, hạ tầng xăng dầu, tin học, xuất nhập khẩu… đạt 216 tỷ đồng.
PLX
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế ACV bất ngờ sụt giảm 381 tỷ đồng
- Lãi đậm năm 2017, Mía đường Sơn La vẫn dè dặt đặt mục tiêu lãi sau thuế năm 2018 giảm 66% so với cùng kỳ
- Tân Tạo (ITA) điều chỉnh tăng 44% lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán
- Nhà Thủ Đức (TDH) giảm 17% lợi nhuận sau thuế sau soát xét bán niên
- Sau soát xét, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vingroup tăng 16%