Giao lưu trực tuyến: Ngân hàng Nhà nước cần làm gì để ổn định lãi suất?
Lãi suất huy động và cho vay thời gian tới chịu áp lực tăng hay giảm, sẽ tác động thế nào nền kinh tế nói chung, tới thị trường chứng khoán, bất động sản nói riêng cũng như ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp, các ngân hàng, và Ngân hàng Nhà nước nên điều hành chính sách ra sao để đạt mục tiêu mà Chính phủ đã giao?
Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã khá ráo riết thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trên tinh thần: Cố gắng giữ nguyên mức lãi suất điều hành, hỗ trợ, giảm bớt áp lực về giới hạn an toàn (các chỉ tiêu an toàn được quy định với thời hạn, lộ trình cụ thể); chỉ đạo các TCTD rà soát, bảo đảm thanh khoản ở các kỳ hạn và tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, giảm bớt áp lực về chênh lệch kỳ hạn; chưa nâng mạnh ngay hệ số rủi ro cho vay bất động sản; giãn lộ trình nâng giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; mở lại tín dụng ngoại tệ. Hoạt động tái cấp vốn qua trái phiếu đặc biệt VAMC cũng góp phần tái tạo nguồn, hỗ trợ thanh khoản và góp phần hạ nhiệt lãi suất...
Trong năm nay về điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, làn sóng nâng lãi suất tiền gửi của một số ngân hàng thông qua sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với mức siêu lãi suất lên đến trên dưới 9%/năm đã làm tăng kỳ vọng về lãi suất huy động. Cùng lúc, một vài ngân hàng lại điều chỉnh giảm lãi suất huy động khiến cho thị trường trở nên khó đoán định về xu hướng của lãi suất thời gian tới.
Vậy lãi suất huy động và cho vay thời gian tới chịu áp lực tăng hay giảm, sẽ tác động thế nào nền kinh tế nói chung, tới thị trường chứng khoán, bất động sản nói riêng cũng như ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp, các ngân hàng, và Ngân hàng Nhà nước nên điều hành chính sách ra sao để đạt mục tiêu mà Chính phủ đã giao?
Để góp phần giải đáp những thắc mắc này, Ban biên tập Báo điện tử Trí thức trẻ (TTVN) phối hợp với chuyên trang tài chính www.cafef.vn tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: Đường đi của Lãi suất năm 2017 với sự tham gia của các chuyên gia phân tích vĩ mô và chuyên gia tài chính ngân hàng.
- TS. Nguyễn Đức Độ - chuyên gia - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính)
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân công ty chứng khoán SSI
- TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Tài chính ngân hàng.
Lên trên