MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư sống khỏe tới 98 tuổi dù 2 lần bị ung thư, tất cả nhờ quy tắc "3 không": Nhiều người không để ý

07-10-2023 - 10:43 AM | Sống

Giáo sư sống khỏe tới 98 tuổi dù 2 lần bị ung thư, tất cả nhờ quy tắc "3 không": Nhiều người không để ý

Bệnh tật triền miên cũng không thể ngăn cản vị giáo sư sống thọ đến 98 tuổi.

‏Kỷ Tiên Lâm, ông là một nhà văn và nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. Trong sự nghiệp của mình, ông đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về văn học, bên cạnh đó kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của ông cũng được mọi người kính nể.‏

‏Mặc dù vị giáo sư này sống thọ đến gần trăm tuổi, nhưng trên thực tế ông không khỏe mạnh như mọi người nghĩ. Ngày bé cuộc sống thiếu thốn nên gia đình ông chỉ có ngũ cốc thô như cao lương làm lương thực chủ yếu hàng ngày, không có thức ăn kèm rau củ, thịt thà. Nguồn dinh dưỡng từ lúa miến không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thể chất, nên ông luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng.‏

photo-1696637451279

Giáo sư Kỷ Tiên Lâm

‏Khi lên 6 tuổi, ông lại bị nhiễm bệnh đậu mùa, khiến cơ thể vốn đã yếu ớt nay càng trở nên tồi tệ hơn. Bệnh tật còn ập đến nhiều hơn khi ông trưởng thành: loét dạ dày, hen suyễn, đục thủy tinh thể và bệnh tim mạch vành khiến chất lượng cuộc sống của ông giảm sút. Trong những năm cuối đời, ông phải đối mặt với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang. Mọi người xung quanh đều cho rằng ông chẳng sống được bao lâu nữa, nhưng cuối cùng, ở tuổi 98, ông đã chứng minh cho thế giới thấy điều ngược lại. Tất cả là nhờ bí quyết "3 Không".‏

1. Không tập thể dục theo trào lưu

‏Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tập thể dục là tốt cho sức khỏe thể chất, vậy tại sao đối với Kỷ Tiên Lâm, tập thể dục lại không thể giúp ông kéo dài tuổi thọ?‏

‏Chủ trương của ông Kỷ tập thể dục phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân, không thể thấy mọi người đều đang tập khiêu vũ, võ dưỡng sinh là ngay lập tức tập theo. Bộ môn nhiều người theo đuổi chưa chắc đã phù hợp với thể trạng của bạn.‏

photo-1696637452293

Ảnh minh họa

‏Ông Kỷ chọn ra ngoài đi dạo để thư giãn, rèn luyện thân thể sau những giờ làm việc. Theo ông, tác dụng lớn nhất của việc tập thể dục đối với người cao tuổi là giúp tâm trạng thoải mái, máu lưu thông tốt hơn. Những hoạt động vận động nhẹ nhàng cũng có thể đáp ứng được mục đích đó. Việc duy trì sức khỏe là một quá trình lâu dài, không thể chỉ đạt được bằng cách tập thể dục qua loa hay nhất thời.‏

2. Không kén ăn

‏Quy tắc thứ hai ông đề cập là không được kén ăn.‏

‏Một số người cao tuổi cho rằng phải thận trọng trong chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm thì mới bảo vệ được sức khỏe, tuy nhiên trên thực tế, nếu bận tâm quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng lo âu, mất ăn mất ngủ, khiến sức khỏe suy giảm.‏

photo-1696637453279

Ảnh minh họa

‏Bên cạnh đó, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, chán ăn là tình trạng rất dễ gặp phải ở người già. Nhưng việc không hấp thụ đủ chất có thể khiến cơ thể suy nhược, nên hãy cố gắng ăn uống đầy đủ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ông Kỷ suốt đời luôn cố gắng duy trì thói quen ăn uống thời thơ ấu, không kén chọn thức ăn.‏

3. Không cằn nhằn, cáu giận

‏Người già thường chỉ loanh quanh trong ngôi nhà cả ngày, bị bó hẹp giữa 4 bức tường, con cái, cháu chắt lại đi làm, đi học nên họ thường xuyên cảm thấy cô đơn. Từ đó sinh ra những tâm sinh lý bất thường mà chỉ những người lớn tuổi mới có như hay cằn nhằn, than thở, cáu gắt, khó chịu… rất nhiều người già lại trở thành "nhi hóa": Hay khóc, tự ái, mặc cảm, xa lánh, ganh tỵ.‏

photo-1696637455283

Ảnh minh họa

‏Về già là thời gian cần được nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống sau nhiều năm cống hiến cho gia đình và xã hội. Người già cần giữ cho mình một tâm hồn phong phú với tâm lý luôn sẵn sàng khi trở thành người cao tuổi. Điều này sẽ tránh cho họ tâm lý hoang mang, lo sợ khi về già, sức khỏe giảm sút.

Giáo sư sống khỏe tới 98 tuổi dù 2 lần bị ung thư, tất cả nhờ quy tắc "3 không": Nhiều người không để ý - Ảnh 5.

Lưu Ly

Phụ nữ số

Trở lên trên