Giáo sư tim mạch: Những việc ai cũng nên làm hàng ngày để chăm sóc tim mạch tốt nhất
Bệnh tim hiện được xem là căn bệnh gây tử vong nhanh hàng đầu với tỉ lệ người mắc cao. Muốn phòng ngừa và giảm nhẹ bệnh này, hãy áp dụng 5 lời khuyên sau đây của giáo sư tim mạch.
- 06-03-2018Cholesterol tốt có làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như mọi người vẫn nghĩ?
- 02-02-2018Top 5 bệnh tim mạch thường gặp nhất
- 20-01-2018Chuyên gia tim mạch cảnh báo: Tắm vào thời điểm này nguy cơ đột quỵ rất cao
Cách chăm sóc sức khoẻ hàng ngày để phòng ngừa bệnh tim
Giáo sư Trâu Tiểu Minh, Khoa ngoại Tim mạch, Bệnh viện Nam Phương, Đại học Y khoa Nam Phương (TQ) là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành tim mạch huyết quản tại Trung Quốc. Trên kênh Bác sĩ Gia đình ông đưa ra những lời khuyên về cách chăm sóc tim mạch hàng ngày cho những người có bệnh tim mạch.
Ngay cả khi bạn không có bệnh, tham khảo thông tin bổ ích này để phòng bệnh cũng là điều vô cùng cần thiết.
Theo giáo sư Minh, những người có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh tim hiện tại cần phải có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe đều đặn hàng ngày, trong đó cần chú ý đến các điểm sau:
1, Kiểm soát cân nặng, tránh xa béo phì
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Đối với những người chỉ cần làm tăng 10% trọng lượng, cholesterol trung bình tăng 17,5, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành37%.
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên 20%, sẽ gây ra nguy cơ bệnh tim mạch vành 76%.
Người có bệnh tăng huyết áp do bệnh tiểu đường sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn 1 lần so với không có bệnh. Vì vậy, Giáo sư Minh nhắc nhở rằng, chúng ta nên tránh xa chứng béo phì, tránh xa bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao thì sẽ là cách để có thể ngăn ngừa bệnh tim một cách hiệu quả.
2, Chú ý chế độ ăn uống , không ăn uống quá nhiều
Đừng ăn quá nhiều thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đồ uống các loại cũng không nên quá nhiều, nên tập thói quen ăn số lượng nhỏ nhưng nhiều bữa.
Hạn chế ăn những món chứa chất kích thích, cay nóng, béo ngậy. Nên ăn thực phẩm giàu axit béo bão hòa, không hút thuốc, không uống rượu, không ăn thức ăn nhiều đường.
3, Duy trì và nuôi dưỡng thói quen ngủ tốt
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với nhóm người ngủ đủ từ 6-7 giờ mỗi đêm, thì những người ngủ ít hơn 6 giờ có nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim gấp đôi, nguy cơ suy tim xung huyết xảy ra sẽ tăng lên.
Tương tự như vậy, những người ngủ nhiều hơn 7 giờ thì có khả năng bị đau thắt ngực gấp đôi và có nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Vì vậy, hãy nuôi dưỡng và phát triển thói quen ngủ đúng chất lượng, bạn sẽ nhận được những lợi ích to lớn để sở hữu một trái tim khỏe mạnh.
Giáo sư Trâu Tiểu Minh.
4, Giảm căng thẳng, ngăn ngừa mệt mỏi, duy trì trạng thái tinh thần tốt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, áp lực tâm lý tình cảm có thể dẫn đến cơ thể tiết ra một lượng lớn các chất adrenaline hormone ở tuyến thượng thận, làm gia tăng tốc độ thở và nhịp tim, chỉ số huyết áp và lượng đường trong máu tăng lên, giải phóng năng lượng cao và chất béo cao hơn vào máu để đáp ứng nhu cầu năng lượng, và các hormone này cũng sẽ làm tăng nồng độ tiểu cầu, gây ra bệnh tim.
Hãy học cách giải tỏa căng thẳng, loại bỏ stress, mệt mỏi, duy trì trạng thái thư giãn, làm việc và sống một cách vui vẻ hạnh phúc, không để bản thân rơi vào trạng thái tiêu cực, mệt mỏi chính là cách hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tim.
5, Tập thể dục thích hợp giúp cho tim mạch khỏe hơn
Những bệnh nhân bị bệnh tim nên tham gia tích cực hơn trong cách hoạt động thể dục thể thao, giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức chịu đựng và cải thiện các chức năng của các bộ phận cơ thể, tăng cường chức năng tim, thúc đẩy sự trao đổi chất bình thường của cơ thể, đặc biệt là để thúc đẩy sự trao đổi chất béo, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Giáo sư Minh khuyên rằng, những người đang có bệnh tim mạch thì nên tham gia các hoạt động thể chất vừa đủ, phù hợp với tình trạng bản thân để luôn trong trạng thái an toàn, khỏe mạnh.
*Theo Bác sĩ Gia đình (TQ)
Trí thức trẻ