Giữa mùa hè, đắp chăn hay không đắp chăn khi đi ngủ sẽ tốt hơn?
Việc đắp chăn hay không đắp chăn khi ngủ hóa ra có sự khác biệt rất lớn.
- 07-07-2024Người ngủ 5 tiếng với người ngủ 8 tiếng/ngày có tuổi thọ khác nhau thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ
- 06-07-2024Sau 60 tuổi, nếu đàn ông “đủ sức” làm tốt 3 điều sau chứng tỏ bạn là người chiến thắng trong cuộc sống
- 01-07-2024Người tuổi thọ cao thường có chung 3 đặc điểm trên TÓC: Ai sở hữu đủ cả 3 thì xin chúc mừng
Trên thực tế, rất khó để so sánh việc đắp chăn và không đắp chăn khi đi ngủ đem tới nhiều ích lợi hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc đắp chăn khi đi ngủ có thể giúp bạn nhận được những điều sau đây:
Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định vào ban đêm
Ellen Wermter, chuyên gia của Hội đồng Giấc ngủ Mỹ, cho biết nhịp sinh học của con người liên quan mật thiết đến nhiệt độ cơ thể, thường giảm trước khi đi ngủ và tiếp tục hạ suốt đêm. Đây là cơ chế cơ thể bảo toàn năng lượng để chuyển hướng đến các hệ thống khác như tiêu hóa.
Chăn giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, ngăn không để nhiệt độ hạ quá thấp, tạo điều kiện cho các cơ quan hoàn thành quá trình phục hồi mà không bị gián đoạn.
Phần lớn chúng ta có thói quen đắp chăn từ nhỏ, do đó, giống như việc nhiệt độ cơ thể hạ thấp báo hiệu giờ đi ngủ, việc đắp chăn cũng có tác dụng tương tự. Wermter giải thích: "Đây là một phần của thói quen; nếu thiếu nó, não sẽ cảm thấy thiếu hụt và khó thư giãn."
Tuy nhiên, khi nhiệt độ phòng nóng bức, việc đắp chăn có thể gây tác dụng ngược. Vì nhiệt độ cơ thể giảm tự nhiên trước khi đi ngủ là tín hiệu cho biết đã đến giờ nghỉ ngơi, nếu nhiệt độ quá cao, não sẽ bị đánh lừa rằng đây là giờ hoạt động. Dù bạn cố gắng, giấc ngủ sẽ không thể sâu và ngon. Do đó, hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức vừa đủ để đắp chăn, nếu không, bạn không nên cố ép cơ thể.
Giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Sleep Research cho thấy việc đắp chăn nặng giúp tăng cường 32% quá trình sản xuất hormone melatonin, giúp cải thiện giấc ngủ. Melatonin, do não tiết ra tự nhiên mỗi đêm, điều hòa nhịp sinh học và giúp cơ thể thư giãn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala, Thụy Điển, nhận định rằng chăn nặng rất tốt cho sức khỏe và giấc ngủ. Chăn nặng kích hoạt hệ thống thần kinh vào chế độ nghỉ ngơi, làm giảm các triệu chứng lo lắng như nhịp tim hoặc thở nhanh. Khi căng thẳng, nhịp tim tăng nhanh, ngăn chặn việc sản xuất melatonin.
Nghiên cứu này theo dõi các tình nguyện viên trong hai đêm. Đêm đầu tiên, họ đắp chăn nặng với trọng lượng chiếm 12,2% cân nặng của họ. Đêm thứ hai, họ đắp chăn bình thường, chiếm 2,2% trọng lượng cơ thể. Kết quả cho thấy vào cuối giờ, người đắp chăn nặng tạo ra lượng melatonin cao hơn 32%.
Dù cơ thể sản xuất melatonin tự nhiên, những người khó ngủ thường phải sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung. Tuy nhiên, tác dụng lâu dài của việc bổ sung melatonin vẫn chưa rõ ràng. Viện Y tế Quốc gia Mỹ lo ngại việc bổ sung này có thể tăng nguy cơ mất trí nhớ và các vấn đề về não. Sử dụng chăn nặng để tăng sản xuất melatonin có thể tránh được các nguy cơ này.
Tiến sĩ Tracy Marks, nhà tâm lý học tại Atlanta, giải thích rằng chăn nặng từ lâu đã được biết đến như một "chất" hỗ trợ giấc ngủ. Chăn kích hoạt dây thần kinh phế vị và hệ thần kinh đối giao cảm, giúp giảm sản xuất hormone căng thẳng cortisol và tăng tiết hormone hạnh phúc serotonin.
"Khi đắp chăn nặng, cơ thể cảm thấy như được ôm chặt, kích thích sản xuất các hormone hạnh phúc như serotonin và dopamine, giúp bình tĩnh, giảm lo lắng và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Đó là lý do chăn trọng lực giúp chống lại chứng mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ," bà Tracy nói.
Một số phương pháp để có giấc ngủ ngon khi đắp chăn
Sử dụng loại chăn/gối làm mát
Chelsie Rohrscheib cho biết, nhiệt độ não cần giảm 1-2 độ trước khi ngủ. Trong môi trường nóng bức, điều này có thể là một thử thách. Gối làm mát là giải pháp thuận tiện để đẩy nhanh quá trình làm mát, tăng khả năng bạn có giấc ngủ ngon.
Sanam Hafeez, nhà tâm lý học thần kinh và giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia, New York, cho biết chăn làm mát có trọng lượng giúp giữ cho cơ thể mát mẻ mà vẫn đủ độ dày để bạn cảm thấy dễ chịu. Loại chăn này thường làm từ vải cotton mềm mại, nhẹ và không giữ nhiệt. Bạn cũng có thể sử dụng chăn làm từ vải lycra, bọc kén hoặc chăn tre để tản nhiệt khỏi cơ thể.
Thò chân ra ngoài chăn
Nghiên cứu cho thấy giữ chân mát mẻ bằng cách ngâm chân trong nước lạnh trước khi ngủ hoặc để chân ra ngoài chăn có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Tắm nước ấm trước khi ngủ
Nhà khoa học thần kinh Chelsie Rohrscheib, chuyên gia giấc ngủ tại Australia và thành viên Viện Chu kỳ giấc ngủ, cho biết tắm nước ấm giúp kích hoạt quá trình điều hòa nhiệt độ tự nhiên của cơ thể. Khi nước trên da bốc hơi sau khi tắm, cơ thể sẽ được làm mát nhanh chóng, gửi tín hiệu cho não biết đã đến giờ đi ngủ, giúp bạn cảm thấy bớt ngột ngạt hơn khi đắp chăn.
Chọn trang phục ngủ phù hợp
Đồ ngủ giữ nhiệt và khó cởi ra giữa đêm, do đó chuyên gia khuyên nên mặc đồ lót để thoải mái hơn và không gây cảm giác quá nóng.
*Theo Medical News Today, Daily mail, Huffpost