MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hạt lạc có tác dụng gì?

24-07-2023 - 23:22 PM | Sống

Hạt lạc có tác dụng gì?

Hạt lạc rất giàu dinh dưỡng, phổ biến tại Việt Nam, có lẽ vì rẻ tiền nên nhiều người không quá coi trọng nhưng nó từng được mệnh danh là “quả trường sinh”.

Vì sao hạt lạc được mệnh danh là "hạt trường thọ"?

Hạt lạc (hay còn có tên gọi khác là đậu phộng), là loại đậu quen thuộc của người Việt. Hạt lạc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Báo Dân trí dẫn nguồn hai tờ Aboluowang và Healthline cho biết, lcó giá trị dinh dưỡng cao nên có tiếng là “loại hạt trường thọ”.

Theo đó, hạt lạc chứa chất béo, protein, đường, vitamin A, B6, E và khoáng chất phốt pho, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Nó có thể cung cấp lecithin, axit amin, axit béo không bão hòa, carotene và choline cần thiết cho cơ thể.

Không chỉ thế, các chuyên gia còn cho biết, hạt lạc có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh tim, xuất huyết não… và có thể ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong mạch máu và gây xơ cứng động mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp bạn sống thọ hơn.

Hạt lạc có tác dụng gì? - Ảnh 1.

Tác dụng của lạc với sức khỏe

Dưới đây là một số tác dụng với cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn lạc:

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bài viết trên chuyên trang Gia đình của Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, những nguời thường xuyên ăn lạc có thể giảm 35% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Thành phần axit béo trong lạc có thể giảm hàm lượng cholesterol "xấu" trong cơ thể, có lợi cho sức khỏe của tim.

Ngoài ra, lạc cũng chứa một số dưỡng chất tốt cho tim. Chúng bao gồm magie, niacin, đồng, axit oleic và nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol.

Ngăn ngừa sỏi mật

Lạc là một trong những thực phẩm hỗ trợ hoạt động của túi mật rất hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên sử dụng lạc có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ. Vì hầu hết sỏi mật có thành phần chủ yếu là cholesterol, tác dụng hạ cholesterol của lạc có thể là lý do.

Giảm nguy cơ ung thư trực tràng

Lạc rất giàu dầu béo và protein, tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.

Khi các chất sơ hòa tan trong các mô sợi của lạc được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ sẽ giống như miếng bọt biển thấm hút chất lỏng và các chất khác, sau đó biến thành dải băng dài chất cặn bã và được thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn cùng với phân.

Khi các chất này đi qua đại tràng, chúng tiếp xúc với các chất độc hại có trong đại tràng, hấp thụ một số chất độc nào đó. Nhờ vậy, làm giảm sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng.

Lưu ý khi ăn lạc

Tuy lạc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng khi ăn bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Những người mắc chứng khó tiêu cũng không nên ăn. Lý do vì chúng có nhiều chất béo và protein. Cơ thể con người khó tiêu hóa và hấp thụ hơn.

Điều đáng chú ý là bạn nên cẩn thận khi bảo quản loại hạt này vì chúng rất dễ bị nấm mốc, sinh ra độc tố nguy hiểm là aflatoxin. Đây là một chất gây ung thư. Vì thế nếu thấy lạc bị mốc, bạn không nên ăn.

Theo Hạ An/VTC News

VTC

Trở lên trên