Học người Nhật cách uống nước lọc cũng có thể tăng tuổi thọ, tốt cho tiêu hoá: Nhiều người làm sai mà không biết
Người Nhật coi uống nước như chìa khoá vàng để trường thọ. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng đúng cách thức dưới đây để tốt cho sức khoẻ.
- 14-06-2024Sau 60 tuổi, dù nam hay nữ cũng cần uống 3 loại nước này để tăng tuổi thọ, hạ đường huyết, bổ thận, dưỡng xương hiệu quả
- 02-06-2024Không phải chạy bộ, bài tập chỉ tốn 2 phút này vừa giúp tăng tuổi thọ, vừa hạ đường huyết hiệu quả: Dễ tập ngay tại nhà
- 31-05-2024Sau 60 tuổi, đàn ông càng “khoái” làm 3 việc này càng trường thọ, thể lực sung mãn
Nhật Bản luôn nằm trong top các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Ở thời điểm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục ở cả 2 giới (87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới).
Số liệu của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ của người Nhật chỉ đứng thứ 152 trên thế giới, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đứng thứ 134, do bệnh gan đứng thứ 153, do bệnh phổi đứng thứ 166...
Con số này là xếp hạng trên tổng số 172 quốc gia. Như vậy có thể thấy tỷ lệ tử vong do các bệnh trên ở Nhật đứng gần chót. Vì thế, người Nhật được coi là biểu tượng của việc sống khoẻ, sống thọ, được các nước trên thế giới học hỏi.
Theo quan niệm của người Nhật, hầu hết bệnh đều bắt đầu từ đường ruột không khỏe mạnh. Vì vậy, họ uống nhiều nước để làm sạch dạ dày và tăng cường hệ tiêu hóa. Thậm chí, người Nhật còn cho rằng uống nước nếu đúng liều lượng, thời điểm và cách thức có thể chữa được nhiều căn bệnh. Dưới đây là bí quyết giữ sức khoẻ và sống lâu của người Nhật ẩn chứa trong cách uống nước.
1. Không uống nước trong khi ăn
Nếu bước vào một nhà hàng phương Tây, bạn thường sẽ nhận được một cốc nước lọc kèm đá cỡ lớn. Tuy nhiên ở Nhật Bản bạn sẽ nhận được một cốc nước rất nhỏ, thậm chí không có. Lý do là bởi người Nhật cho rằng nước gây tổn hại cho tiêu hóa, khiến cơ thể khó lĩnh hội thức ăn.
Uống nước trong lúc ăn sẽ khiến nước bọt của bạn bị pha loãng, ảnh hưởng đến dịch tiêu hóa trong dạ dày. Hệ quả, khả năng tiếp nhận tín hiệu tiêu hóa của dạ dày sẽ trở nên yếu hơn, dễ gây ra hiện tượng đầy bụng.
Khi nước bọt bị pha loãng, dịch vị cũng vậy, nghĩa là nồng độ acid trong ruột sẽ giảm đi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến khả năng hấp thụ vitamin và dưỡng chất giảm hẳn đi.
Thêm nữa uống nước trong lúc ăn còn khiến bạn tăng thêm vài lạng so với bình thường. Đây là một tin khá xấu, bởi lẽ khi cơ thể không tiêu hóa được hoàn toàn thực phẩm nạp vào, nó sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo và khiến số cân ấy áp thẳng vào bề ngoài.
2. Uống từng ngụm nhỏ
Nhiều người chỉ uống nước khi khát và có xu hướng uống nước nhanh để tiết kiệm thời gian và kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.
Uống nước quá nhanh sẽ khiến cơ thể nuốt nhiều khí lạnh, dễ gây nấc cụt, chướng bụng. Vì vậy, phương pháp uống nước tốt nhất chính là ngậm nước trong miệng trước rồi mới uống từ từ.
3. Uống nước trước khi đánh răng
Thời điểm tốt nhất để uống nước là trước khi đánh răng, đó là "cú đấm nước" buổi sáng để làm sạch hệ tiêu hóa. Tuy nhiên với điều kiện bạn cần phải đánh răng trước khi đi ngủ tối hôm trước để đảm bảo khoang miệng giờ đây có nhiều lợi khuẩn.
Sau một đêm ngủ dài, enzym amylase ở nước bọt tiết ra, kháng thể IgA trong nước bọt sẽ giúp cho đường tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, lúc này nước bọt sẽ có môi trường kiềm cùng lợi khuẩn, giúp dạ dày của chúng ta được trung hòa bớt 1 phần axit.
Liều lượng nước nên uống vào buổi sáng nên là 300-500ml nước ấm.
4. Đứng thẳng khi uống nước vào buổi sáng
Khi vừa ngủ dậy, chúng ta nên uống ở tư thế đứng. Thực tế, đây cũng là phương pháp uống nước được người Nhật áp dụng, gọi là phương pháp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích đại tiện. Ngoài buổi sáng, các thời điểm khác trong ngày nên uống nước ở tư thế ngồi. Sau khi uống nước mọi người nên kết hợp với vận động nhẹ nhàng.