MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Idico Cường Thuận (CTI): 9 tháng đầu năm đạt 133 tỷ lãi ròng, tiếp tục thu lợi từ "của để dành"

04-11-2018 - 12:12 PM | Doanh nghiệp

Giới phân tích đồng thuận cho rằng các mỏ đá, mỏ khoáng sản là "của để dành" của Idico Cường Thuận, với ưu điểm thời gian khai thác dài, trữ lượng lớn và vị trí thuận lợi.

Doanh thu mảng đá 9 tháng tăng 2,5 lần 

Idico Cường Thuận (CTI) vừa công bố BCTC quý 3/2018 với kết quả tương đối khả quan. Chi tiết, mặc dù doanh thu giảm từ 305,5 tỷ về 291 tỷ đồng, giá vốn tương ứng giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận gộp Công ty tăng nhẹ lên hơn 123 tỷ. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 40% lên hơn 42%.

Mặt khác, chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý được cắt giảm mạnh, kết quả CTI thu về 50 tỷ lợi nhuận sau thuế, quý 3/2017 ghi nhận 33 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu CTI giảm hơn 150 tỷ về 709 tỷ đồng, giảm mạnh nhất phải kể đến nguồn thu từ mảng cung cấp bê tông nhựa nóng, dịch vụ và xây lắp (từ 388 về 209 tỷ đồng), doanh thu trạm thu phí cũng điều chỉnh. Ngược lại, mảng đá tiếp tục ghi nhận tăng trưởng vượt bậc, luỹ kế 9 tháng đầu năm doanh thu tăng đến 2,5 lần lên 83 tỷ đồng.

Idico Cường Thuận (CTI): 9 tháng đầu năm đạt 133 tỷ lãi ròng, tiếp tục thu lợi từ của để dành - Ảnh 1.

Tuy nhiên giá vốn cùng những khoản chi phí được tiết giảm, dẫn đến lãi ròng Công ty tăng lên 133 tỷ đồng. So với kế hoạch 1.118 tỷ doanh thu và 148 tỷ lợi nhuận sau thuế, đến nay CTI đã lần lượt thực hiện được 63% và 90% chỉ tiêu.

Đã, đang và sẽ thu lợi từ "của để dành"

Nói về CTI, là một trong những tên tuổi BOT có tiếng, đi cùng với HUT, CII… mảng BOT đến nay vẫn đóng góp lớn doanh thu cho Công ty. Tuy nhiên, Công ty đang dần chuyển đổi cơ cấu doanh thu, đẩy mạnh mảng đá.

Và tại lĩnh vực này, người đứng đầu từng phân trần CTI đã triển khai từ lâu, nhưng lúc bấy giờ chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu xây lắp các dự án BOT. Từ năm 2016, CTI bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh, bởi mảng đá xây dựng theo Chủ tịch CTI có biên lợi nhuận khá tốt, năm 2017 tuy chỉ đóng góp 8% doanh thu nhưng lại đóng góp 15% lợi nhuận.

Thực tế cho thấy doanh thu mảng đá dần tăng những năm trở lại đây, riêng năm 2016 đột biến từ 29 tỷ nhảy vọt lên 96 tỷ đến cuối năm 2017. Về chỉ tiêu lợi nhuận, con số càng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi từ mức lãi gộp âm năm 2016 đã mang về con số 43 tỷ tại năm 2017. Bước sang 9 tháng đầu năm nay, mảng đá đóng góp 27 tỷ lợi nhuận gộp cho CTI, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Idico Cường Thuận (CTI): 9 tháng đầu năm đạt 133 tỷ lãi ròng, tiếp tục thu lợi từ của để dành - Ảnh 2.

Ghi nhận, CTI đang kiểm soát và khai thác tổng diện tích mỏ đá 134,98ha tại khu vực tỉnh Đồng Nai, bao gồm Mỏ Thiện Tân 10 (79ha), Tân Cảng 8 (36ha, đến nay khai thác được 13ha) và Xuân Hòa (20ha, hình thức là hợp tác khai thác chia doanh thu). Được biết, tất cả các mỏ đều đang trong giai đoạn khai thác với tổng trữ lượng là 52 triệu m3, tổng công suất khai thác mỗi mỏ khoảng 500.000 m3/năm và thời gian khai thác trung bình trên 30 năm. Công ty cũng đang xin tăng độ sâu khai thác đá tại các mỏ Tân Cảng 8, Thiện Tân 10, Xuân Hòa.

Theo ước tính, doanh thu mảng đá giai đoạn 2019-2020 vẫn sẽ tăng tưởng 8%/năm, con số cho chỉ tiêu lợi nhuận là 20%/năm, theo đó doanh thu mảng đá năm 2019 vào khoảng 180 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 250 tỷ đồng.

Nhận định về bước chuyển mình này, giới phân tích đồng thuận cho rằng các mỏ đá, mỏ khoáng sản là "của để dành" của CTI. Trong đó, ưu điểm là thời gian khai thác dài, trữ lượng lớn và vị trí thuận lợi, đóng góp lợi nhuận lớn khi CTI đẩy mạnh khai thác và những dự án hạ tầng trọng điểm bắt đầu triển khai trong những năm tới.

Bởi ngoài việc cung cấp đá thành phẩm ra thị trường thì các mỏ đá còn là nguồn vật liệu đá đầu vào cho sản xuất kinh doanh của CTI, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất thi công chủ động hơn, giảm thiểu đáng kể các chi phí, đó cũng chính là một số các giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 

BOT và xây lắp vẫn đóng góp chủ lực 80% đến năm 2019

Trở lại với mảng BOT, đến nay Công ty đang có một dự án BOT Dầu Giây Phan Thiết vừa thoả thuận xong, tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ. Giá trị đã thực hiện 1.800 tỷ, giai đoạn triển khai từ 2003-2035, được biết Công ty bắt đầu thu phí 2015.

Cùng với đó, Công ty cũng thực hiện dự án đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng tại xã Phước Tân và xã Tam Phước (Biên Hòa). Tổng mức đầu tư dự án là 250 tỷ đồng cho 2 giai đoạn, với giai đoạn 1 ghi nhận hơn 130 tỷ. CTI dự kiến thu phí kể từ quý 4/2018 và ghi nhận 15 tỷ doanh thu ngay cho năm nay, tuy nhiên đến hiện tại Công ty vẫn chưa tiến hành thu tại dự án này.

Ngoài ra, dự án đường 319 nối dài và nút giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng sẽ được đưa vào khai thác hoàn vốn vào quý 4/2019.

Theo dự tính của Chủ tịch Trần Như Hoàng, trước mắt 2 mảng xây lắp và thu phí BOT theo người đứng đầu CTI sẽ đóng góp 80% doanh thu Công ty trong năm 2019, trong đó nguồn thu phí dự án Đồng Nai – Phan Thiết khoảng 300 tỷ, còn lại là phần xây lắp tăng thêm bao gồm một phần còn lại của dự án 319 và phần còn lại dự án Phan Thiết - Dầu Giây.

Về cổ phiếu CTI, từng được đưa vào tầm ngắm với thanh khoản khá tốt vài năm về trước. Đến nay, CTI đang giao dịch tại vùng đáy 1 năm, đạt khoảng 25.000 đồng/cp, tức giảm 35% thị giá so với mức đỉnh thiết lập đầu năm nay. Mặc dù vùng giá thấp, tuy nhiên lượng giao dịch thời gian gần đây tại CTI bắt đầu "dày đặc" trở lại, trung bình có đến 1 triệu cổ phiếu được "sang tay" mỗi phiên.

Idico Cường Thuận (CTI): 9 tháng đầu năm đạt 133 tỷ lãi ròng, tiếp tục thu lợi từ của để dành - Ảnh 3.

Tri TúcTúc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên