MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Intel gặp khó khăn lịch sử, tham vọng ngành bán dẫn của ông Biden đi đâu?

04-09-2024 - 22:11 PM | Tài chính quốc tế

Intel đang cân nhắc bán mảng kinh doanh sản xuất chip bán dẫn dù đã được ông Joe Biden bật đèn xanh cho khoản tài trợ hàng chục tỷ USD.

Intel gặp khó khăn lịch sử, tham vọng ngành bán dẫn của ông Biden đi đâu?- Ảnh 1.

Nhà Trắng đã cam kết tài trợ 8,5 tỷ đô la cho hoạt động sản xuất chip cao cấp của Intel nhưng công ty này đang gặp khó khăn lịch sử và cân nhắc bán mảng sản xuất chip.

.t1 { text-align: justify; }

Gã khổng lồ vi mạch Intel của Mỹ đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử 56 năm của mình. Gã khổng lồ này đang thuê các chuyên gia ngân hàng như Morgan Stanley và Goldman Sachs để tư vấn về việc có nên cắt giảm hay bán mảng kinh doanh sản xuất chip của mình.

Đây sẽ là một tin tức không lấy gì làm hài lòng với các nhà chính sách tại Washington khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho khoản tài trợ 280 tỷ USD vào năm 2022 để thúc đẩy ngành sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ.

Cổ phiếu của Intel đã có một năm khó khăn, giảm gần 60% kể từ tháng 1 và giảm mạnh vào đầu tháng 8 khi các nhà đầu tư do tỷ phú Warren Buffett dẫn đầu bắt đầu đợt bán tháo lớn khiến các cổ phiếu công nghệ hàng đầu mất gần 3 nghìn tỷ USD giá trị.

Intel cũng đang lo ngại về suy thoái và chi tiêu vốn liên quan đến sử dụng AI ngày càng tăng và tình trạng lạm phát ở Mỹ.

Axios cho rằng, khó khăn đến mức tính toán khả năng bán mảng sản xuất chip của Intel là một tin tức cực kỳ quan trọng đối với Washington. Intel không chỉ là một trong những nhà sản xuất chip lâu đời nhất của Mỹ mà còn là "một tài sản an ninh quốc gia quan trọng".

Sự khó khăn mà hãng sản xuất chip này đối mặt báo hiệu khả năng (hoặc thậm chí là không có khả năng) của Mỹ trong việc cạnh tranh với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và các cường quốc sản xuất chip khác trên thị trường vi mạch ngày càng khắt khe trên thế giới.

Những rắc rối của Intel cũng là tin xấu đối với chính quyền ông Biden bởi họ đã bơm 8,5 tỷ USD vào quỹ của công ty hồi tháng 3 năm nay, từ Đạo luật CHIPS. Intel cũng được hưởng tới 11 tỷ USD trong các khoản vay theo Đạo luật này để hiện đại hóa và sản xuất mới.

Chính quyền hiện tại đã đưa trợ cấp cho sản xuất vi mạch trở thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự kinh tế của mình. Ngoài một loạt các mục đích sử dụng dân sự, từ máy tính đến xe cộ, các công ty như Intel còn sản xuất chip để sử dụng trong các ứng dụng quân sự và không gian.

Mọi sự chú ý hiện đang đổ dồn vào cuộc họp hội đồng quản trị của Intel vào giữa tháng 9, tại đó, CEO của công ty Pat Gelsinger dự kiến sẽ trình bày kế hoạch phục hồi của công ty, sau khi cắt giảm chi phí bằng cách loại bỏ "các hoạt động kinh doanh không cần thiết". Những hoạt động này có thể bao gồm hoạt động sản xuất chip lập trình tại Mỹ, và thậm chí là khả năng bán mảng kinh doanh đúc chip cho một bên mua nước ngoài như TSMC.

Intel hiện có hơn hai chục địa điểm sản xuất và hậu sản xuất, hầu hết ở Oregon, Arizona, California, New Mexico, Colorado và Ohio, một số nằm tại Ireland và Israel.

Theo Bạch Liên

Giáo Dục Thời Đại

Trở lên trên