Không kén ăn là phúc khí, nhưng ăn uống có chọn lọc mới là khôn ngoan: Cách dưỡng sinh tiên tiến nhất gói gọn trong 1 từ!
Không phải tập thể dục hay ngủ đúng giờ, muốn trường thọ sống lâu hãy bỏ túi 1 chữ này để khoẻ mạnh dài lâu.
- 26-11-2021Ăn một miếng tương đương với uống "một thùng dầu”: Người phụ nữ 29 tuổi qua đời vì nhồi máu não chỉ vì mê ăn loại trái cây này
- 25-11-20219X mắc bệnh tiểu đường chia sẻ 5 bước kiểm soát tổng lượng calo trong chế độ ăn uống: Không khắc nghiệt, vẫn ngon miệng, khoẻ mạnh hơn!
- 25-11-2021Cụ ông 82 tuổi bị tụt natri máu nặng do thói quen ăn uống THIẾU loại gia vị này: Bác sĩ cảnh báo ăn nhiều hay ít đều gây hại, chớ nên chủ quan mà rước bệnh vào người
- 17-10-2019Thói quen kén ăn, chế độ ăn uống nghèo nàn có thể dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng cả hai mắt
Trong sách "Kinh dịch" có câu: "Phu thiểu giả, đa chi sở quý dã." Nghĩa là những vật đắt giá, thường là những vật hiếm.
Những thứ có ít, mới là những thứ giá trị.
Cuộc sống này cũng tương tự như vậy, có đôi khi đừng tham lam "nhiều", hãy lấy "ít" nhưng chất lượng, chẳng hạn như bạn bè.
Lấy "ít" làm chủ, là chế độ sống dưỡng sinh tốt nhất cho người hiện đại.
(01)
"Ít" thịt, chất béo, cơ thể thêm khỏe mạnh
Người xưa thường bảo: "Ăn được là phúc". Nhưng bên cạnh đó cũng có câu: "Thiện ăn là trí."
Không kén ăn là phúc khí, nhưng ăn uống có chọn lọc mới là khôn ngoan.
Nếu bởi vì thức ăn ngon mà chúng ta ăn quá no trong thời gian dài sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến các bệnh tim mạch và cao huyết áp cũng kéo theo sau đó.
Thế nên, bí quyết để tránh xa bệnh tật là ăn ít, ăn đúng giờ, ăn vừa đủ no bảy phần là được.
Tống Mỹ Linh, 106 tuổi, một trong những người sống thọ nhất ở vùng Tô Châu, Trung Quốc rất chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Trong một ngày, bà ăn năm bữa, chia ra ăn từng bữa nhỏ và không quá no.
Mỗi ngày, bà đều cân để xác định cân nặng, nếu thừa cân thì hôm sau bà nhất định sẽ đổi bữa thành salad rau củ và ăn trái cây thay thịt cá.
Nhờ tính tự giác, kỉ luật cao đó, mà cả đời Tống Mỹ Linh rất ít khi ốm đau, bệnh tật.
Chúng ta không nên ăn kiêng một cách mù quáng, cũng không nên ăn uống vô độ. Ăn khi ba phần đói, bảy phần no để làm dịu dạ dày, duy trì một sức khỏe tốt, giúp cơ thể ít chịu đau đớn do bệnh tật gây ra.
(02)
"Ít" ham muốn, bớt tâm bệnh
Thanh Triều Học, một học giả thời nhà Thanh từng nói: "Sự ham vui luôn đi kèm với nghịch cảnh."
Điều này cũng có nghĩa là: Nếu bạn không kiểm soát được ham muốn, nỗi buồn nhất định sẽ theo sau.
Bạn sẽ gặp nhiều rắc rối không mong muốn. Nhiều người sống cả đời nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc bởi vì họ có quá nhiều ham muốn. Nhưng họ lại quên rằng những thứ bản thân có thể mang theo đều có "giới hạn".
Ham muốn vật lạ, vật đẹp là bản năng. Lòng tham của con người thường vô hạn, và nếu chúng ta không khống chế được nó, để sự đòi hỏi tiếp diễn càng lúc càng nhiều, thì đây chính là khởi đầu của một bi kịch.
Cách dưỡng tâm tốt nhất chính là để trái tim giảm bớt những ham muốn không chính đáng.
Bớt ham muốn, bằng lòng với thực tại cũng như buông bỏ lòng tham là cách để nuôi dưỡng tâm hồn, và cũng là con đường tốt nhất khiến chúng ta luôn bảo vệ được ước mơ ban đầu, không lầm đường lạc lối!
(03)
"Ít" nói, đời bớt bất hạnh và phiền phức không đáng có
Trong "Khẩu Minh" có nói: "Bệnh tật từ miệng mà ra, tai họa cũng từ miệng mà ra."
Nếu một người nói năng thiếu kiềm chế, chỉ thích gì nói đó, nhất định có ngày sẽ tự gây rắc rối cho chính mình.
Nói ít cũng là phúc!
Khi mới gia nhập quan trường, Tăng Quốc Phiên từng là người rất thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy. Vì thế đã khiến đồng liêu cùng những quan lớn ghét bỏ.
Cho đến một ngày nọ, chỉ vì "khẩu nghiệp" mà suýt mất cả mạng, Tăng Quốc Phiên mới nhận ra sai lầm của bản thân.
Kể từ đó, ông tự đặt ra cho mình một quy tắc: "Cẩn thận trước khi nói."
Dù làm việc gì, dù giao tiếp với ai, Tăng Quốc Phiên cũng suy nghĩ thật kĩ mới hồi đáp. Ông không dám phát ngôn theo ý mình như trước, mà học được cách kiểm soát cái miệng, không nói quá nhiều.
Nhờ vậy, được nhiều người khen là có lời nói và hành động "ổn trọng".
Nói ít và không nói dối chính là nền tảng cơ bản của đức hạnh!
Trước khi mở miệng, hãy "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", bởi vì nói quá nhiều sẽ mất hay.
Người khôn ngoan sẽ không bao giờ nói quá nhiều. Họ biết nói nhảm nhiều không có lợi, nên tốt nhất tránh xa sớm để bớt tai họa, tu thân tích đức về sau.
(04)
"Ít" nghĩ, bớt sầu lo
Nhà văn Lâm Thanh Huyền từng nói: "Hôm nay quét hết lá rụng của ngày hôm nay, thì lá của hôm qua sẽ không rơi trong hôm nay nữa.
Cứ nghĩ vậy, đừng lo lắng ngày mai, mà hãy cố gắng sống trọn vẹn từng phút giây của hiện tại."
Đây là một lí do đơn giản, nhiều người biết, nhưng lại ít người thực hiện được.
Rất nhiều người có thói quen lo lắng về những điều chưa xảy ra, chính vì vậy bỏ lỡ mất cơ hội thay đổi cũng như thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có.
Cổ nhân từng dạy: "Phiền não không có gốc rễ, tốt nhất là đừng "nhặt" nó. Hoang mang không có nguồn căn, tốt nhất cứ thư giãn trước."
Cái gọi là phiền não, có đôi khi là do "cái lồng" suy nghĩ mà bạn áp đặt cho chính mình quá lớn.
Suy nghĩ quá nhiều về những điều tầm thường sẽ khiến chúng ta mệt mỏi. Khi trái tim đã quá sức chịu đựng, cơ thể cũng chẳng còn đủ sức làm chuyện gì lớn lao nữa.
Do đó, hãy cố gắng tư duy tích cực, bỏ qua những suy nghĩ khiến chúng ta suy sụp, học cách để bản thân thoải mái và lạc quan trong mọi tình huống.
(05)
"Ít" oán hận, bớt buồn phiền
Trên đời này, cứ mười chuyện đã có đến tám, chín chuyện không như ý muốn.
Ai rồi cũng phải trải qua những khó khăn một mình. Nhưng lúc này một số người thì tìm cách vượt qua, trong khi số còn lại chỉ biết đứng tại chỗ phàn nàn.
Quá nhiều lời than trách chỉ khiến chúng ta không giải quyết được vấn đề mà còn tăng thêm gánh nặng đau buồn cho trí óc.
Càng than phiền, bạn lại càng rơi vào một vòng luẩn quẩn bất tận.
Thế nên, hãy học cách thay đổi tâm lý, cởi mở hơn trong cách nhìn nhận các vấn đề diễn ra xung quanh chúng ta.
Bạch Cư Dị là một nhà thơ nổi tiếng, từ khi sinh ra, ông vốn đã yếu ớt. Thế nên sự nghiệp ở tuổi trung niên của ông cũng rất gập ghềnh.
Nhưng ông vẫn có thể sống lâu đến 75 tuổi nhờ vào bí quyết: Ít phàn nàn và sống tùy tâm!
Khi ốm nặng phải nằm trên giường, ông đã cười nói rằng;
"Thà nở một nụ cười, còn hơn chau mày rồi tìm bác sĩ."
Thay vì phàn nàn với người khác, tốt hơn hết hãy cho bản thân động lực để thay đổi. Than vãn là việc làm vô bổ nhất, khiến hạnh phúc ngày càng xa…
Vì vậy, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, cũng đừng quên mỉm cười đối mặt với nó.
(weixin)
Doanh nghiệp và tiếp thị