Không phải thần dược, "khắc tinh của ung thư" lại đến từ cách nấu ăn thông thường này: Thêm một bước đơn giản, ung thư chẳng dám "bén mảng" tới
Thêm một bước nhỏ ai cũng thực hiện được này khi nấu nướng sẽ khiến ung thư tránh xa gia đình nhỏ của bạn.
- 11-02-2022Tế bào ung thư cũng có thể bị "chết đói": Chuyên gia mách nhỏ bí quyết "bỏ đói" chúng, nhiều người biết nhưng làm sai khiến bệnh trở nặng
- 11-02-2022Khi đi vệ sinh, ngồi bệt hay ngồi xổm tốt hơn cho sức khỏe: Sai lầm 75% người đang mắc phải đang khiến bệnh trĩ, táo bón thường xuyên ghé thăm
- 10-02-2022Sau 40 tuổi, 6 bộ phận bỗng "đổ máu" cảnh báo ung thư đang "tấn công" cơ thể: Khi sức khỏe bật đèn đỏ, xin đừng thờ ơ
Mỗi ngày ba bữa, chúng ta đều cần phải ăn để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Song mỗi người, mỗi gia đình lại có thói quen ăn uống, nấu nướng khác nhau. Có người ăn uống tùy tiện qua loa, có người lại vô cùng cầu kỳ cẩn thận, từ rửa rau, thái rau cho đến chế biến, khâu nào cũng đều vô cùng để ý.
Điều mà nhiều người không biết là có những "bí kíp" phòng chống ung thư ẩn trong quy trình ăn uống này, nếu phát hiện ra và làm theo sẽ khiến ung thu chẳng dám ghé thăm.
1. Rửa thực phẩm: Thêm một bước "phân loại" để giảm lượng thuốc trừ sâu và trứng giun, sán
Bạn thường rửa rau như thế nào? Có người thường rửa luôn trong chậu nước sau đó xả qua 2,3 lần, có người lại thích ngâm một lúc rồi mới rửa, nhìn qua có vẻ sạch sẽ, nhưng trên thực tế bụi và thuốc trừ sâu bám vào rau có thể vẫn chưa hoàn toàn được rửa sạch, khi ăn phải sẽ gây hại cho cơ thể con người.
Giải pháp được đưa ra là phân loại rau ra trước khi đem đi rửa và khi rửa thì sử dụng các phương pháp khác nhau cho những loại rau khác nhau. Chẳng hạn, mặt dưới của nấm có nhiều nếp gấp, rất dễ bám bụi bên trong, không thể rửa sạch bằng cách xả nước thông thường, do đó nên để trong chậu rửa sạch, có thể dùng nước ấm giúp bụi bẩn bên trong dễ trôi ra ngoài.
Ảnh:Internet
Đặc biệt, các loại rau như bắp cải, cải thảo, xà lách không nên ăn trực tiếp. Phần non bên trong các loại rau này trông có vẻ sạch sẽ nhưng thực chất có thể có trứng côn trùng ẩn trong đó, còn phần lá ở giữa có thể bị dính thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, nên tách nhỏ thành từng bẹ rồi ngâm trong nước muối một lúc để khử trùng. Nếu bề mặt rau đã được phun formaldehyde (chất cấm, rất độc dùng trong bảo quản thực phẩm) thì cũng có thể được hòa tan trong nước.
Ngoài ra, các loại thịt thường có dầu mỡ bao quanh, khó rửa sạch, ngâm nước có thể bị bẩn hơn, lúc này bạn có thể dùng một ít bột mì và nước, cho thịt vào chà xát qua lại, sau đó cho vào nồi nước sôi luộc một lúc, những chất bẩn về cơ bản đã được rửa sạch.
2. Cắt thái thức ăn: Thêm một bước "sống và chín riêng biệt" để tránh lây nhiễm chéo
Nếu bạn không có hai thớt riêng biệt ở nhà, hãy sử dụng mặt trước và mặt sau của thớt và tự đánh dấu chúng, bên nào cắt thịt và hải sản sống, bên nào cắt rau và thức ăn chín.
Ảnh:Internet
Thớt sẽ có nhiều vết xước trên bề mặt sau một thời gian sử dụng, sau mỗi lần sử dụng nên chải rửa kỹ, làm sạch bằng thuốc khử trùng rồi lau khô, nếu thấy thớt có nấm mốc thì nên vứt bỏ và không tiếp tục sử dụng.
Đốm nấm mốc thực chất là độc tố aflatoxin, chất này sẽ nhiễm vào thực phẩm khi cắt thái trên thớt, dù có chiên trong chảo dầu cũng không có cách nào tiêu diệt được. Sẽ vô cùng nguy hại cho sức khỏe nếu nấm mốc trên mặt thớt dính vào đồ ăn, nhất là khi cắt thức ăn chín.
3. Nấu ăn: Thêm một bước "bật máy khử mùi" để tránh chất gây ung thư bậc nhất - benzopyrene
Nhiều bà nội trợ thường trực tiếp cho đồ ăn vào nồi khi đang nấu mà không nhớ bật máy hút mùi cho đến khi bị sặc khói rồi mới vội vàng bật lên, thậm chí có người còn không bật để tiết kiệm tiền điện.
Ảnh:Internet
Khi nấu nướng, người ta chỉ cảm thấy khói bốc lên chứ không thể nhìn thấy nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng vọt, các khí độc hại khác, thậm chí là chất gây ung thư bậc nhất như benzopyrene. Bạn cứ thử tưởng tượng, nếu bạn hít những khí này ở cự ly gần mỗi ngày thì liệu phổi của bạn có khỏe mạnh không? Hệ thống hô hấp hay da dẻ của chúng ta đều có thể bị tổn thương.
Cho dù bạn đang hấp bánh, nấu súp, đun nước hay xào rau, đừng ngại phiền phức hay tiếc tiền điện, hãy bật máy hút mùi lên trước sau đó rồi bắt đầu bận rộn!
4. Ăn uống: Thêm một bước "uống canh trước" để tăng cảm giác no và kiểm soát lượng ăn
Ăn uống lành mạnh cũng là bí kíp phòng chống ung thư, trên bàn ăn hàng ngày của gia đình nên có rau, trái cây, thịt, ngũ cốc. Hơn nữa, cũng nên điều chỉnh thực đơn theo sự thay đổi của bốn mùa, "mùa nào thức nấy", vừa ngon, rẻ vừa tránh được thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu .
Chẳng hạn, mùa đông thích hợp ăn thịt bò, thịt cừu, bổ sung protein, tăng cơ bắp, nâng cao khả năng chống rét. Nhưng chỉ ăn thịt thôi là chưa đủ, còn cần phải phối hợp các loại rau để ngăn ngừa dạ dày hoạt động quá tải, thừa cân, bạn có thể cho thêm cần tây, củ cải, dưa cải,… vào kết hợp với thịt.
Ảnh:Internet
Dù đói đến đâu, bạn cũng nên ăn một bát súp trước, tốt nhất là súp rau củ. Đa số mọi người thường bắt đầu ăn cơm ngay khi vừa dọn ra bàn, hoặc cho vài miếng rau, thịt vào cơm rồi ăn chung, họ ăn rất nhanh, nuốt cả miệng lớn, dễ gây béo và dễ ngán thậm chí còn có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Ăn thịt và cơm lúc đói khiến cho việc kiểm soát lượng đồ ăn nạp vào cơ thể trở nên khó khăn. Hầu hết mọi người đều có xu hướng chọn các món thịt nhiều dầu mỡ để ăn, và vô tình ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ruột. Thay vào đó, hãy chọn súp rau củ và ăn thịt nạc, sẽ an toàn và tốt hơn cho tiêu hóa cũng như sức khỏe tim mạch.
Tóm lại, thực hiện thêm một bước nhỏ trong quá trình nấu nướng và ăn uống có thể giúp bạn tránh xa nguy cơ ung thư, giảm thiểu chất gây ung thư và dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Tất cả đều vì sức khỏe của chúng ta do vậy không được bất cẩn khi nấu ăn ở nhà. Rửa kỹ rồi ăn sạch thì mới yên tâm.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu
- 90% ca ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn cuối: 4 triệu chứng sau bữa ăn là "điềm báo", đừng coi thường dù chỉ là vấn đề nhỏ
- Ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hoá: Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu cần khám ngay nếu không muốn hối hận!