Kinh tế châu Á đã khỏe trở lại?
Chỉ số PMI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có nhiều dấu hiệu cải thiện lạc quan lần đầu tiên trong nhiều năm.
- 24-08-2016Không chỉ đánh bại Alibaba, công ty Trung Quốc kín tiếng này còn vượt Samsung, sắp trở thành công ty giá trị nhất châu Á
- 05-08-2016Trung Quốc "hắt hơi", nước châu Á nào sẽ cảm lạnh?
- 28-07-2016HSBC: "Tâm điểm chú ý lại dồn về châu Á"
Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trò như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.
Kết quả chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy nền kinh tế sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50 có nghĩa là hoạt động sản xuất được mở rộng còn 50 điểm có nghĩa là không có sự thay đổi.
Trái với nhiều dự đoán, chỉ số PMI trong tháng Bảy của Trung Quốc đã tăng từ 49,9 lên 50,4 - mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014 .
“Những tín hiệu lạc quan từ các dữ liệu được thông báo có khả năng sẽ giúp củng cố sức mạnh của đồng nhân dân tệ trong khoảng thời gian sắp tới”, Zhou Hao, nhà kinh tế cấp cao tại Commerzbank AG, đã lưu ý trong một nghiên cứu.
PMI là một trong những chỉ số được quan tâm nhiều nhất trên thế giới, bên cạnh các chỉ số khác thể hiện sức khỏe của nền kinh tế. PMI trên 50 khiến NHTW điều chỉnh dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay sẽ cao hơn, từ 6,3% lên 6,7%.
"Mặc dù các nhà máy tại khu vực sông Dương Tử đã đóng cửa trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20, các hoạt động sản xuất tổng thể vẫn gia tăng, phản ánh đà tăng trưởng chung được cải thiện," Zhou Hao nói, hàm ý đến cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới G20 tại Hàng Châu trong tháng này. “Chỉ số PMI cao gợi ý rằng sản lượng thép và sản lượng điện đã bật lên đáng kể trong tháng 8, và giá cả hàng hóa sẽ tăng lên mà dẫn đầu là thép và than đá”.
Dấu hiệu tăng trưởng trở lại không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, mà tại Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam chỉ số PMI cũng cho thấy sự cải thiện, theo Markit (công ty nghiên cứu thị trường).
Tuy nhiên, PMI ngành sản suất khu vực tư nhân Trung Quốc được công bố bởi Markit và Caixin tụt xuống từ mức 50,6 trong tháng trước còn 50 trong tháng này. Chỉ số trong lĩnh vực dịch vụ cũng co lại từ 53,9 còn 53,5 trong cùng thời kỳ.
Bất ngờ nhất, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, quốc gia được đánh giá như một “ngôi sao” của thương mại toàn cầu, cũng tăng trở lại lần đầu tiên sau gần hai năm.
Khối lượng thương mại thế giới đã bật lên trong nửa đầu năm nay, những đây có lẽ là lần đầu tiên mà Hàn Quốc nhận thấy sự cải thiện số liệu thương mại của mình. Đất nước này đang phải đối mặt với việc tái cơ cấu và tình trạng phá sản đang xảy ta tại một cố công ty tên tuổi về vận chuyển và đóng tàu lớn nhất nước, bị ảnh hưởng nặng bởi suy thoái.