MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát và lãi suất tăng vọt khiến kinh tế Đức suy thoái đến mức nào?

11-07-2023 - 14:17 PM | Tài chính quốc tế

Lạm phát và lãi suất tăng vọt khiến kinh tế Đức suy thoái đến mức nào?

CNBC đưa ra 5 biểu đồ thể hiện những vấn đề mà Đức đang phải đối mặt.

Quý I vừa qua, kinh tế Đức đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật với 2 quý liên tiếp GDP sụt giảm lần lượt 0,3% và 0,5%. Tệ hơn, các chuyên gia kinh tế dự đoán trong những tháng còn lại của năm 2023, tăng trưởng GDP của Đức sẽ tiếp tục trì trệ, vẽ nên 1 bức tranh u ám ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Tuy nhiên, GDP suy giảm không phải là con số duy nhất cho thấy kinh tế Đức đang gặp nhiều rắc rối.

CNBC đưa ra 5 biểu đồ thể hiện những vấn đề mà Đức đang phải đối mặt.

Lạm phát cao

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức độ thay đổi trung bình trong giá các dịch vụ và hàng hóa được tiêu thụ bởi người tiêu dùng. Đây là chỉ số có tác động rất lớn đến các quyết định về chính sách tiền tệ.

Theo cơ quan thống kê Đức dự báo, lạm phát của nước này sẽ ở mức 6,4% trong tháng 6, tăng so với mức 6,1% của tháng 5. Tuy nhiên kể cả có tăng nhẹ thì lạm phát cũng đã hạ nhiệt so với thời điểm tháng 10 năm ngoái, khi chỉ số này lập đỉnh 50 năm ở mức 8,8%. Hiện Đức còn cách rất xa so với mục tiêu lạm phát 2%.

Kinh tế Đức suy thoái đến mức nào: Lạm phát, lãi suất đều tăng vọt, dân số già nhiều nhất châu Âu - Ảnh 1.

Chỉ số CPI của Đức từ năm 2018 đến nay.

NHTW Đức ước tính ít nhất là đến năm 2025 lạm phát mới có thể trở về mốc 2%. Người tiêu dùng Đức đã cảm nhận được tác động của lạm phát kéo dài.

Lãi suất

Vì là thành viên của Eurozone, lãi suất của Đức được quyết định bởi NHTW châu Âu ECB và do đó bị hạn chế quyền tự chủ rất nhiều khi muốn chống lại lạm phát bằng con đường tăng lãi suất.

Theo Sylvain Broyer, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings, chính phủ Đức có thể giảm thiểu tác động của lạm phát bằng chính sách tài khóa, với mục tiêu là giải tỏa gánh nặng lạm phát cho những người dân dễ bị tổn thương nhất.

Trong năm ngoái, Đức cũng đã tung ra nhiều gói hỗ trợ được thiết kế để giảm chi phí sinh hoạt, ví dụ như tăng trợ cấp cho trẻ em, sinh viên và người đã về hưu.

ECB đã liên tục tăng lãi suất từ tháng 7/2022, hiện áp dụng mức lãi suất cơ bản 3,5%. ECB vừa tăng lãi suất 25 điểm cơ bản sau cuộc họp ngày 15/6 vừa qua.

Kinh tế Đức suy thoái đến mức nào: Lạm phát, lãi suất đều tăng vọt, dân số già nhiều nhất châu Âu - Ảnh 2.

Lãi suất ở châu Âu tăng vọt trong thời gian gần đây.

Giá năng lượng

Nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát cao ở Đức là giá năng lượng. Trên toàn cầu, giá năng lượng đã tăng vọt do nhu cầu bật tăng mạnh sau đại dịch và xung đột ở Ukraine khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Kinh tế Đức suy thoái đến mức nào: Lạm phát, lãi suất đều tăng vọt, dân số già nhiều nhất châu Âu - Ảnh 3.

Giá điện và khí đốt ở Đức tăng mạnh.

Mặc dù một số nguồn cung đang bắt đầu đưa giá quay trở về mức trước xung đột, cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp lớn nhất của Đức.

Theo báo cáo mới đây của Allianz, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình Đức sẽ tăng khoảng 35% trong năm nay. Giá điện công nghiệp thậm chí tăng tới 75%.

Số liệu xuất khẩu

Đạt 130,5 tỷ euro (tương đương 142 tỷ USD) trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của Đức bất ngờ sụt giảm 0,1% so với tháng 4. Trong khi đó các chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của Reuters lại dự báo mức tăng 0,3%.

Kinh tế Đức suy thoái đến mức nào: Lạm phát, lãi suất đều tăng vọt, dân số già nhiều nhất châu Âu - Ảnh 4.

Kim ngạch xuất khẩu của Đức qua các năm.

Làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu hiển nhiên sẽ làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm mà Đức sản xuất ra.

Tuy nhiên, theo Broyer, có lẽ trên thực tế xuất khẩu của Đức không tệ như các con số chính thức. Các chỉ số phụ cho thấy xu hướng hồi phục.

Dân số già hóa

Đức hiện đã là nước có dân số già lớn nhất châu Âu và tình trạng được dự báo sẽ tiếp tục xấu đi trong những thập kỷ tới.

Theo số liệu thống kê chính thức, đến giữa những năm 2030 số người Đức từ 67 tuổi trở lên sẽ tăng thêm gần 4 triệu người, nâng tổng số người nghỉ hưu lên ít nhất 20 triệu.

Kinh tế Đức suy thoái đến mức nào: Lạm phát, lãi suất đều tăng vọt, dân số già nhiều nhất châu Âu - Ảnh 5.

Số dân Đức từ 67 tuổi trở lên.

Điều này càng làm trầm trọng thêm những lo ngại về hệ thống hưu trí mà ông Rainer Dulger, Chủ tịch Hiệp hội các chủ sử dụng lao động ở Đức, miêu tả là đang “bên bờ sụp đổ”.

Đối mặt với dân số già hóa và cuộc khủng hoảng thiếu lao động, mới đây Đức đã cải cách luật nhập cư để thu hút thêm nhiều nhân công, đồng thời tận dụng sức mạnh của công nghệ để tối ưu hóa lực lượng lao động.

Tham khảo CNBC

Thu Hương

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên