Lãi suất VND quá cao cũng có thể làm tăng đô la hóa
Theo chuyên gia, nếu NHNN có thể ngăn chặn được tình trạng "đi đêm" với khách hàng của các NHTM, thì chính sách áp trần lãi suất tiền gửi USD 0% có thể phát huy tác dụng, mặc dù sẽ cần thời gian để người dân chuyển đổi tài sản từ USD sang VND.
- 28-07-2017TP.HCM: Lãi suất USD 0%/năm, tiền gửi ngoại tệ tiếp tục giảm trong tháng 7
- 27-07-2017Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để hạ lãi suất
- 27-07-2017Lãi suất không những không giảm mà lại đang có xu hướng tăng lên
- 26-07-2017Lãi suất gửi USD bằng 0, kênh đầu tư nào được chú ý?
- 25-07-2017Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên định chính sách lãi suất USD ở 0%?
-
Trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn.
-
Tôi nghĩ khi đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, Chính phủ và Quốc hội đã khá thận trọng, thực tế khả năng tăng trưởng trên 7% là hoàn toàn có thể
Báo cáo của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) cho hay, năm 2017 người Việt đứng thứ 6 trong top 10 nước hàng đầu có công dân mua nhà ở Mỹ. Theo thống kê, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người Việt đã chi khoảng 3,06 tỷ USD để mua bất động sản ở nước ngoài, chủ yếu là nhà tại Mỹ.
Trong khi đó, đã rất nhiều lần Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu biện pháp huy động nguồn lực vàng và ngoại tệ trong dân để đưa vào sản xuất kinh doanh phục vụ nền kinh tế.
Với mục tiêu huy động USD trong dân, nhiều chuyên gia cho rằng NHNN nên áp dụng lãi suất trở lại với tiền gửi USD mới khuyến khích được dòng vốn.
Bàn luận xoay quanh câu chuyện này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính.
PV: Thưa ông, mấy ngày qua, câu chuyện "chảy máu ngoại tệ" ra nước ngoài lại dấy lên khiến nhiều chuyên gia cho rằng nên áp dụng trở lại lãi suất huy động USD. Ông có đồng tình với ý kiến này?
TS. Nguyễn Đức Độ: Tôi không nghĩ rằng, câu chuyện “chảy máu ngoại tệ” ra nước ngoài như báo chí thông tin mấy ngày qua có liên quan mật thiết với chính sách áp trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 0% của NHNN. Nếu mục tiêu của người dân là tìm kiếm lợi nhuận, họ có thể gửi tiết kiệm VND ở trong nước với lãi suất 5%, thay vì gửi USD ở Mỹ với lãi suất 1%, vì rủi ro tỷ giá trong vòng 5 năm qua chỉ vào khoảng 2%/năm, còn việc gửi tiền ra nước ngoài cũng rất phức tạp, nhiều rủi ro và cũng mất chi phí không nhỏ.
Các dòng tiền chảy ra nước ngoài mua bất động sản có thể có nhiều mục đích khác, chẳng hạn như chuẩn bị cho việc định cư ở nước ngoài, hay phục vụ việc học hành của con cái... Những người rất nhiều tiền cũng sẽ có nhu cầu đa dạng hóa tài sản ở nhiều nơi khác nhau và động cơ này không phụ thuộc vào việc lãi suất USD tăng thêm vài điểm phần trăm.
Nếu nắm giữ VND có lợi như vậy, tại sao tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 lại tăng nhanh hơn so với cùng kỳ?
Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ lãi suất cho vay VND hiện đang ở mức khá cao, trung bình là 7% trong năm 2016, theo Ngân hàng Thế giới. Nếu rủi ro tỷ giá chỉ vào khoảng 2%, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng vay USD với mức lãi suất từ 4-5% và các NHTM sẽ sẵn sàng huy động USD với lãi suất khoảng 1-2%.
Chính vì lãi suất cho vay VND cao và NHNN không kiểm soát chặt tình trạng lách luật trả lãi suất huy động USD của các NHTM, nên tình trạng đô la hóa mới gia tăng thời gian qua. Khi đồng USD giảm giá mạnh trên thị trường thế giới trong 6 tháng đầu năm 2017 nhu cầu về tín dụng ngoại tệ đã gia tăng, bởi lúc đó tất cả đều thấy rằng rủi ro về tỷ giá trong năm nay là không quá lớn.
Vậy thì việc nâng trần lãi suất tiền gửi USD sẽ có những tác động nào tới thị trường và nền kinh tế?
Nếu các NHTM hiện nay vẫn đang huy động USD với mức lãi suất khoảng 1-2%, thì việc nâng trần lãi suất tiền gửi USD lên mức từ 0,25-1% sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Còn nếu nâng mạnh lên mức 2% hoặc cao hơn, thì lãi suất cho vay VND sẽ khó giảm để hỗ trợ nền kinh tế. Với tỷ trọng tín dụng USD hiện chỉ ở mức dưới 10%, việc giảm lãi suất VND rõ ràng là cần được ưu tiên.
Như vậy, ông ủng hộ chính sách kiên định giữ trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 0% của NHNN?
Nếu NHNN có thể ngăn chặn được tình trạng đi đêm với khách hàng của các NHTM, thì chính sách áp trần lãi suất tiền gửi USD 0% có thể phát huy tác dụng, mặc dù sẽ cần thời gian để người dân chuyển đổi tài sản từ USD sang VND.
Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay VND giảm, chẳng hạn xuống còn 5%, lúc đó các doanh nghiệp sẽ chỉ sẵn sàng vay USD với lãi suất khoảng 2-3% và các NHTM sẽ tự đẩy lãi suất huy động USD về mức 0% mà không cần NHNN áp đặt một mức trần nào đó.
Nếu lãi suất huy động VND duy trì ở mức 2,5-3%, phần lớn người dân có thể sẽ vẫn chọn gửi VND, vì nắm giữ USD ở trong nước với lãi suất 0% vẫn kém hấp dẫn, còn gửi USD ra nước ngoài để nhận lãi suất 1% cũng sẽ không lợi hơn nếu tính đến các rủi ro và chi phí kèm theo.